✴️ Godaclox - Dược Hà Tây Việt Nam

Nội dung

THÀNH PHẦN

Mỗi viên nang cứng chứa:

Ampicilin trihydrat …………… 250 tương ứng với Ampicilin.

Cloxacilin natri………………… 250mg tương ứng với Cloxacilin.

Tá dược vđ 1 viên (tá dược gồm: Bột talc, magnesi stearat).

 

DƯỢC LỰC HỌC, DƯỢC ĐỘNG HỌC

Ampicilin

Ampicilin tác độngvào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tông hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn.

Phổ kháng khuẩn: Ampicilin là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên cả cầu khuẩn Gram dương và Gram âm: Streptoccoccus, Pneumococcus và Staphylococcus khong sinh penicilinase. Tuy nhiên, hiệu quả trên Streptococcus beta tan huyết và Pneumococcus thấp hơn benzylpenicilin.

Ampicilin cing tác dụng trên Meningococcus và Gonococcus. Ampicilin có tác dụng tốt trên một số vi khuẩn Gram âm đường ruột như E.coli, Proteus mirabilis, Shigella,Salmonella. Với phổ kháng khuẩn và đặc tính dược động học, ampicilin thường được chọn là thuốc điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm túi mật và viêm đường mật.

Ampicilin không tác dụng trên một số chủng vi khuẩn gram âm như: Pseudomonas, Klebsiella, Proteus. Ampicilin cũng không tac dụng trên những vi khuẩn kỵ khí (Bacteroides) gây áp xe và các vết thương nhiễm khuẩn trong khoang bung. Trong các nhiễm khuẩn nặng xuất phát từ ruột hoặc âm đạo, ampicilin được thay thế bằng phối hợp clindamycin + aminoglycosid hoặc metronidazol + aminoglycosid hoặc metronidazol + cephalosporin.

Cloxacilin

Cloxacilin là kháng sinh diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzympenicillin nhưng kháng penicillinase của Staphylococcus. Vì vậy thuốc có hoạt tính chống Staphylococcus sinh hoặc không sinh penicillinase, với nồng độ tối thiểu ức chế khoảng 0,25— 0,5 microgam/ml. Nhưng Cloxacilin không có hoạt tính với Staphylococcus aureus kháng Methicilin (MRSA) do vi khuẩn nay có những proteingan penicilin (PBP) biến đổi. Hoạt tính đối với Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogynes thấp hơn benzylpenicillin, nhung thường đủ tác dụng khi các vi khuẩn này cùng có mặt với Staphylococcus khang penicilin. Cloxacilin kháng có hiệu lực với Enterococcusfaecalis.

 

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC

Ampicilin

Hấp thu: Uống liều 0,5g, sau 2 giờ sẽ có nồng độ đỉnh trong huyết thanh khoảng 3 mg/lít.

Phân bố: Ở người mang thai, nồng độ thuốc trong huyết thanh chỉ bằng 50% so với phụ nữ không mang thai, do ở người mang thai, ampicilin có thể tích phân bố lớn hơn nhiều và ampicilin khuếch tán qua nhau thai vao tuần hoàn của thai nhỉ vào nước ối.

Ampicilin không qua được hàng rào máu- não. Trong viêm màng não , do hàng rào máu - não bị viêm và thay đổi độ thâm, nên thông thường ampicilin thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương đủ dé có tác dụng, và trung bình nông độ thuốc trong dịch não tủy đạt tới 10 - 35% nông độ thuốc trong huyết thanh.

Chuyên hóa- thải trừ: Ampicilin thải trừ nhanh xấp xỉ như benzyl penicilin, chủ yêu qua ống thận (80%) và ống mật. Khoảng 20% ampicilin liên kết với protein huyết tương.

Ampicilin bài tiết qua sữa.

Cloxacilin

Hấp thu: Natri cloxacilin uống không được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa và hơn nưa hấp thu còn giảm khi có thức ăn trong dạ dày, sau khi uống trong huyết tương đạt tir 7 -14 microgam/ml luc đói, sau 1-2 giờ

Phân bố: Khoảng 94% cloxacilin trong tuần hoàn gắn với protein huyết tương.Nửa đời cloxacilin là từ 0,5-1 giờ. (đối với trẻ sơ sinh, nửa đời kéo dài natri cloxacilin đi qua nhau thai và tiết ở sữa mẹ, thuốc it khuyéch tán vào dịch não tủy khi màng não bị viêm. Nồng độ điều trị có thể đạt được trong dịch màng phối, hoạt dịch và trong xương.

Chuyển hoá và thải trừ: Cloxacilin chuyền hoá ở mức độ hạn chế.thuốc chưa biến đổi và các chất chuyên hoá được bài tiết trong nước tiểu bằng cách lọc qua cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng 35% liều uống đào thải qua nước tiêu và tới 10% trong mật.

 

CHỈ ĐỊNH, CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG, CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chỉ định

Điều trị các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn đã được xác định là nhạy cảm:

Nhiễm khuân đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên câu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuân không tiết penicilinase và H. influenzae.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.

Bệnh lậu.

Nhiễm khuân đường mật.

Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E.coli nhạy cảm với ampicilin.

Phối hợp với các thuốc khác trong điều trị nhiễm H.pylori ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.

Thời gian dung thuốc: Thời gian điêu trị tùy thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn và được xác định bởi đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm vi khuẩn của bệnh nhân.

Liều lượng

Liều uống cho người có chức năng thận bình thường:

Người lớn: Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: uống 1- 2 viên/lần, cách 6 giờ/lần.

Trẻ em:

Cân nặng trên 20 kg: Liều như người lớn.

(nên chọn dạng bào chế khác cho phù hợp với độ tuổi).

Đối với người suy thận, phải giảm liều theo hệ số thanh thải creafinin (Cl):

Cl < 10 ml/phut: 1-2 viên/24 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.

Cl < 10- 30 ml/phút: 1-2 viên/12 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người dị ứng với penicilin, người suy thận nặng, hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

 

THẬN TRỌNG

Thuốc có chứa thành phần erythrosin: Có thể gây phản ứng dị ứng tuy hiếm gặp thận trọng với bệnh nhân cơ địa nhạy cảm.

Ampicilin: Dị ứng chéo với penicilin hoặc cephalosporin. Không được dùng hoặc tuyệt đối thận trọng dùng ampicilin cho người đã bị mân cảm với cephalosporin.

Thời gian điều trị dài (hơn2- 3 tuần) cần kiểm tra chức năng gan và thận.

Cloxacilin: Người dị ứng với cephalosporin hoặc cephamycin cũng có thể dị ứng với cloxacilin. Như với flucloxacilin, cloxacilin có thể gây viêm gan, vàng da ứ mật, nhưng có thể xuất hiện chậm.

Thời kỳ mang thai: Sử dụng an toàn thuốc trong thời kỳ mang thai chưa được xác định.

Vì vậy chỉ dùng khi thật cần thiết theo sự chỉ dẫn thật cụ thê của thầy thuốc.

Thời kỳ cho con bú: Vì thuốc bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thân frong dùng thuốc trong

Sử dụng thuốc khi lái xe, vận hành máy móc: Thuốc không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vậnn hành máy móc nên có thể sử dung được.

 

TƯƠNG TÁC CỦA THUỐC VỚI CÁC THUỐC KHÁC

Ampicilin: Các penicilin đều tương tác với methotrexat và probenecid, alopurinol. Ở những người bệnh dùng ampicilin hoặc ampicilin cùng allopurinol, khả năng mẩn đỏ da tăng cao.

Các kháng sinh kìm khuẩn như cloramphenicol, các tetracyclin, erythromycin làm giảm khả năng diệt khuẩn của ampicilin và ampicilin.

Cloxacilin:

Việc dùng đồng thời liều cao cloxacilin với các chất chỗng đông máu (coumarin, hoặc dẫn xuất. indandion hoặc heparin) có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì các c penicilinức chế kết tụ tiểu cầu và do đó cân phải theo dõi cần thận người bệnh về dấu hiệu xuất huyết.

Không nên dùng cloxacilin với các chất làm tan huyết khối vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nặng.

Việc sử dụng cloxacilin vớicác thuốc độc hại gan có thể tăng thêm mức độ độc hại gan. Probenecid làm giảm bài tiết các penicilin qua ông thận và tăng nguy cơ độc hại nếu dùng chung.

 

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)

Ampicilin

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Ía chảy.

Da: Mẫn đỏ (ngoại ban).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Máu: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu và mắt bạch cầu hạt.

Đường tiêu hóa: Viêm lưỡi, viêm miệng, buồn nôn, nôn, viêm đại tràng, viêm đại tràng giả mạc, ỉa chảy.

Da: Mày đay.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Phản ứng phản vệ, viêm da tróc vảy và ban đỏ đa dạng.

Phản ứng dị ứng ở da kiểu "ban muộn" thường gap trong khi điều trị bằng ampicilin hơn là khi điều trị bằng các penicilin khác (2 - 3%). Nếu người bị bệnh tăng bạch câu đơn nhân nhiễm khuân được điều trị bằng ampicilin thì 7 - 12 ngày sau khi bắt đầu điều trị, hầu như 100% người bệnh thường bị phát ban do rất mạnh. Các phản ứng này cũng gap ở các người bệnh bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do Cytomegalovirus và bénh bạch cầu lympho bào.

Các người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân đã có phản ứng lại dung nạp tốt các penicilin khác (trừ các ester của ampicilin nhưpivampicilin, bacampicilin).

Cloxacilin

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là phản ứng quá mẫn, đặc biệt là ban da, đôi khi có phản vệ.Người suy thận cũng có nguy cơ cao.

Tác dụng không mong muốn thường xảy ra là phát ban (khoảng 4% người cloxacilin). Đối với người bệnh uống cloxacilin, các tác dụng không mong nu gặp là các triệu chứng tiêu hóa phụ thuộc theo liều uống.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy.

Da: Ngoại ban.

Khác: Viêm tĩnh mạchhuyết khối sau khi tiêm tĩnh mạch.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Da: Mày đay.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.

Hiễm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Phản ứng phản vệ.

Máu: Mắt bạch cầu hạt, giảm bạch cầu.

Tiêu hóa: Viêm kết tràng màng giả.

Gan: Vàng da ứ mật.

Tiết niệu- sinh dục: Rối loạn chức năng thận có tăng creatini huyết thanh cao

Chú ý: Viêm đại tràng màng giả là do tăng quá mức Clostridium và đọc tố.Có thể điều trị bằng metronidazol. Người cao tuổi hoặc người dễ mắc penn cần phải rất than trọng đối với tác dụng không mong muốn này.

Lái xe và vận hành máy móc: thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

 

QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ

Quá liều: Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy có thê xảy ra.

Xử trí: Phải điều tra kỹ lưỡng xem trước đây người bệnh có dị ứng với penicilin, cephalosporin và các tác nhân dị ứng khác không. Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như: Mày đay, sốc phản vệ, hội chứng Stevens Johnson thì phải ngừng ngay biện pháp ampicilin và chỉ định điều trị lập tức bằng epinephrine (adrenalin) và không bao giờ được điều trị lại bằng penicilin và cephalosporin nữa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top