Haginat

Nội dung

Thuốc Haginat là gì?

Haginat điều trị viêm phế quản mãn & cấp, viêm phổi. Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan & viêm họng. Viêm thận-bể thận cấp hay mãn, viêm bàng quang & viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu & viêm cổ tử cung. Nhọt, bệnh mủ da, chốc lở.

Thành phần

  • Dược chất chính: Cefuroxime 125mg

  • Loại thuốc:  Thuốc kháng sinh

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Thuốc bột uống

Công dụng 

  • Viêm phế quản mãn & cấp, viêm phổi. Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan & viêm họng.

  • Viêm thận-bể thận cấp hay mãn, viêm bàng quang & viêm niệu đạo.

  • Viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu & viêm cổ tử cung.

  • Nhọt, bệnh mủ da, chốc lở.

Liều dùng

Cách dùng

Dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn:

  • Uống 250mg, 12 giờ một lần để trị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xong hàm do vi khuẩn nhạy cảm.

  • Uống 250mg hoặc 500mg, 12 giờ một lần trong các đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản cấp nhiễm khuẩn thứ phát hoặc trong nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng.

  • Uống 125mg hoặc 250mg, 12 giờ một lần, trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.

  • Uống liều duy nhất 1g trong bệnh lậu cổ tử cung, niệu đạo không biến chứng hoặc bệnh lậu trực tràng không biến chứng ở phụ nữ. Uống 500mg, ngày 2 lần, trong 20 ngày, trong bệnh Lyme mới mắc.

Trẻ em:

  • Viêm họng, viêm amidan: uống 20mg/kg/ ngày (tối đa 500mg/ngày) chia thành 2 liều nhỏ.

  • Viêm tai giữa, chốc lở: 30mg/kg/ngày (tối đa 1g/ngày) chia làm 2 liều nhỏ.

  • Chú ý: Không phải thận trọng đặc biệt ở người bệnh suy thận hoặc đang thẩm tách thận hoặc người cao tuổi khi uống không quá liều tối đa thông thường 1g/ ngày

  • Liệu trình điều trị thông thường là 7 ngày.

  • Khuyến cáo: với liều dùng nhỏ hơn 250mg thì dùng dạng bào chế có hàm lượng thích hợp.

Tác dụng phụ

  • Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc

  • Ước tính tỉ lệ ADR khoảng 3% số người bệnh điều trị.

Thường gặp:

  • Tiêu hóa: Tiêu chảy

  • Da: Ban da dạng sần.

Ít gặp:

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ, nhiễm nấm Candida.

  • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thử nghiệm Coombs dương tính.

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.

  • Da: nổi mày đay, ngứa

  • Tiết niệu – sinh dục: Tăng creatinin trong huyết thanh.

Lưu ý

Chống chỉ định

Quá mẫn với cephalosporin.

Thận trọng khi sử dụng

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng Cefuroxim , phải điều tra kĩ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác.

  • Vì có phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm cả phản ứng sốc phản vệ) xảy ra giữa các người bệnh dị ứng với các kháng sinh nhóm Beta-lactam, nên phải thận trọng thích đáng và sẵn sàng mọi thứ để điều trị sốc phản vệ khi dùng Cefuroxim cho người bệnh đã từng dị ứng với Penicilin. Tuy nhiên, với Cefuroxim phản ứng quá mẫn chéo với penicillin có tỉ lệ thấp

  • Mặc dầu Cefuroxim hiếm khi gây biến đổi chức năng, thận, vẫn nên kiểm tra gan thận khi điều trị bằng Cefuroxim, nhất là ở người bệnh đang dùng liều tối đa. Nên thận trọng khi cho người bệnh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh, vì có thể có tác dụng bất lợi đến chức năng thận.

  • Dùng Cefuroxim dài ngày có thể làm các chủng không nhạy cảm phát triển quá mức. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu bị bội nhiễm nghiêm trọng trong khi điều trị, phải ngừng sử dụng thuốc.

  • Đã ghi nhận tăng nhiễm độc thận khi dùng đồng thời các kháng sinh Aminoglycosid và Cephalosporin.

Thời kỳ cho con bú:

Cefuroxim bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Xem như nồng độ này không tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị tiêu chảy, tưa và nổi ban.

Tương tác thuốc

  • Giảm tác dụng: Ranitidin với natri bicarbonat làm giảm sinh khả dụng của Cefuroxim acetil. Nên dùng Cefuroxim acetil ít nhất 2 giờ sau thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2, vì những thuốc này có thể làm tăng pH dạ dày.
  • Tăng tác dụng: Probenecid liều cao alfm giảm độ thanh thải Cefuroxim ở thận, làm cho nồng độ Cefuroxim trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn.
  • Tăng độc tính: Aminoglycosid làm tăng khả năng gây nhiễm độc thận.
return to top