Imecal

Thuốc Imecal là gì?

Imecal có thành phần chính là Calcitriol 0,25mcg được dùng để điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh.Phòng và trị các bệnh còi xương do dinh dưỡng hay do chuyển hóa. Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mạn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu.

Thành phần

  • Dược chất chính: Calcitriol 0,25mcg

  • Loại thuốc: Thuốc xương khớp

  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nang mềm, 0,25mcg

Công dụng

  • Điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh

  • Phòng và trị các bệnh còi xương do dinh dưỡng hay do chuyển hóa.

  • Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mạn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu.

  • Thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật, thiểu năng tuyến cận giáp tự phát và thiểu năng tuyến cận giáp giả.

Liều dùng

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

  • Liều tối ưu hàng ngày phải được xác định thận trọng tùy thuộc vào calci huyết đối với từng bệnh nhân và luôn được bắt đầu từ liều thấp nhất có thể được.

  • Trong thời gian điều trị với liều tối ưu được xác định, cần phải kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên calci huyết (ít nhất 1 lần / tháng) và điều chỉnh liều ngay khi gặp tình trạng tăng hoặc giảm calci huyết. Trường hợp tăng calci huyết (giới hạn bình thường 9-11 mg / 100 ml hay 2,25 – 2,75 mmol/l), cần giảm liều hoặc có thể tạm ngưng dùng đồng thời kiểm tra calci huyết và phosphat huyết trong huyết thanh hàng ngày.Khi calci huyết ổn định lại, có thể giảm liều so với liều đã dùng trước đó.

Tác dụng phụ

  • Ở liều điều trị và đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể không gây các tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên, khi dùng liều cao vượt quá nhu cầu cơ thể sẽ gây ra những triệu chứng quá liều.

Lưu ý 

Chống chỉ định

Người tăng calci huyết, có dấu hiệu ngộ độc vitamin D hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

  • Thực hiện chế độ ăn uống theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ nhằm cung cấp lượng calci hợp lý.

  • Điều trị luôn bắt đầu từ liều thấp nhất, không nên tăng đột ngột và phải điều chỉnh liều từ từ tùy theo nồng độ calci trong huyết thanh.

  • Theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết (ít nhất 2 lần/tuần) trong suốt thời gian điều trị, tránh tăng calci huyết đột ngột do thay đổi chế độ ăn.

  • Người có chức năng thận bình thường cần uống nhiều nước khi dùng, tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra.

  • Thận trọng khi chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Bệnh nhân có tiền sử sỏi thận hoặc bệnh mạch vành.

 Tương tác thuốc

  • Không dùng đồng thời với những chế phẩm chứa vitamin D và dẫn xuất, những thuốc khác chứa calci để tránh tăng calci huyết.

  • Cholestyramin ảnh hưởng đến quá trình hấp thu calci ở ruột.

  • Phenobarbital, phenytoin: ảnh hưởng đến sự tổng hợp calci nội sinh, làm giảm nồng độ calci trong huyết thanh.

  • Digitalis: tăng calci huyết có thể gây loạn nhịp.

  • Thuốc lợi tiểu thiazid: tăng nguy cơ tăng calci huyết ở bệnh nhân thiểu năng tuyến cận giáp.

  • Các thuốc corticoid, thuốc ức chế calci, thuốc kháng acid ức chế quá trình hấp thu calci.

return to top