✴️ Kanamycin acid sulphate for injection - Ấn Độ

RX, THUỐC BÁN THEO ĐƠN

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ.

Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

 

THÀNH PHẦN

Mỗi lọ bột pha tiêm chứa Kanamycin (dang Kanamycin acid sulphat) 1g.

 

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ

Kanamycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid, thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces kanamyceticus. Về mặt dược lý học và dược động học, kanamycin tương tự như các aminoglyeosid khác. Nói chung các aminoglycosid có phổ kháng khuẩn với vi khuẩn hiếu khí Gram âm và một số Gram dương như Acinetobacter, Citrobacter, Enterobacter, Escherichia coli, Klebsiella, Proteus có khả năng sinh và không có khả năng sinh indol, Providencia, Pseudomonas, Salmonella, Serratia và Shigella.

 

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC

Kanamycin hấp thụ nhanh qua đường tiêm bắp. Sau khi tiêm bắp 1 giờ, liều 500 mg và 1 g, nồng độ tối đa đạt được trong huyết thanh tương ứng 20 và 30 microgam/ml. Nửa đời của kanamycin là 3 giờ. Kanamycin thải trừ nhanh qua lọc cầu thận và phần lớn liều tiêm thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ. Kanamycin xuất hiện trong máu dây rốn và trong sữa.

 

CHỈ ĐỊNH

Kanamycin được dùng trong thời gian ngắn để điều trị nhiễm khuẩn nặng đo các chủng vi khuẩn nhạy cảm (như E. coli, Proteus, Enterobacter aerogenes, Klebsiellapneumoniae, Serratia: marcescens và Mima - Herella) đã kháng lại các aminoglycosid khác ít gây độc cơ quan thính giác hơn.

Điều trị lậu và nhiễm khuẩn lậu mắt ở trẻ sơ sinh.

Cũng như gentamycin, trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, khi cần thiết, kanamycin có

Thể dùng với penicilin hoặc cephalosporin, nhưng tránh dùng khi có độc tính trên tai và trên thận.

 

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Kanamycin sulfat có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

 

TIÊM BẮP

Dung dịch tiêm kanamycin có nồng độ 250 mg/ml, nghĩa là 1 g pha với 4 ml nước cất tiêm.

Người lớn

Nhiễm khuẩn cấp: 1 g/ngày chia làm 2 - 4 lần. Liệu trình điều trị giới hạn trong 6 ngày và tổng liều không quá 10 g.

Nhiễm khuẩn mạn: 3 g/tuần (1 g/ngày dùng cách nhật) hoặc 1 g/2 lần/ngày, 2 lần/uần, tức 4 g/tuần. Tổng liều không quá 50 g.

Trẻ em

Nhiễm khuẩn cấp: 15 mg/kg/ngày chia 2 - 4 lần, không quá 6 ngày.

Nhiễm khuẩn mạn: Không có liều đặc biệt.

Người cao tuổi

Giảm liều, thận trọng như với người bệnh suy thận.

 

TIÊM TĨNH MẠCH

Chỉ dùng cho người bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc đe dọa trụy tim mạch.

Dung dịch kanamycin tiêm tĩnh mạch có nồng độ 2,5 mg/ml hoặc 5 mg/ml. Hòa lọ thuốc 1 g với 200 - 400 ml dung dich tiêm natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%. Nếu lọ thuốc 500 mg thì dùng thể tích bằng một nửa để được nồng độ 2,5 - 5 mg/ml.

Liều người lớn và trẻ em là 15 mg/kg/ngày chia làm 2 - 3 lần, truyền chậm với tốc độ 3 - 4 ml/phút trong thời gian 30 - 60 phút.

Bệnh nhân suy thận: Giảm liều với người bệnh suy thận hoặc người già yếu.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có tiền sử quá mẫn hoặc có phản ứng độc với kanamycin hoặc các aminoglycosid khác.

 

THẬN TRỌNG

Trong trường hợp chức năng thận suy giảm, thận không thể thải trừ có hiệu quả kanamycin và nồng độ kanamycin trong huyết thanh tăng lên nhanh, cần phải giảm liều để tránh độc. Ở người bệnh suy thận, thời gian kanamycin lưu lại trong huyết thanh kéo dài. Khi cần phải sử dụng kanamycin cho người bệnh vô niệu, phải dùng thuốc cách 3 đến 4 ngày một lần và liều cũng phải giảm còn 1⁄2 liều bình thường. Tuy nhiên liệu pháp an toàn nhất là phải kiểm soát để nồng độ thuốc trong huyết thanh không quá 30 microgam/ml.

Phải luôn luôn thận trọng khi dùng kanamycin và chỉ nên dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc kháng thuốc do các loại vi khuẩn đã kháng các kháng sinh khác nhưng còn nhạy cảm với kanamycin và nồng độ thuốc trong máu không được quá 30 microgram/ml.

Thận trọng khi dùng kanamycincho người bệnh nhược cơ vì kanamycin có một ít hoạt tính giống cura. Vì vậy, đã có một số trường hợp ngừng thở hoặc suy hô hấp do tiêm kanamycin trong màng bụng. Thêm vào đó, bệnh lý thần kinh về cảm giác, vận động đã xảy ra khi dùng kanamycin tại chỗ trong phẫu thuật cột sống. Kanamycin làm giảm nhẹ trương lực cơ ở những người bệnh nhược cơ, vì vậy không được tiêm vào màng bụng trong phẫu thuật ở những người bệnh đã dùng thuốc phong bế thần kinh cơ.

 

THỜI KỲ MANG THAI

Không dùng kanamycin cho người mang thai.

 

THỜI KỲ CHO CON BÚ

Kanamycin bài tiết vào sữa, tỷ lệ kanamycin trong sữa và máu là 0,05- 0,40. Sau khi tiêm bắp 1 g, nồng độ đỉnh của kanamycin trong sữa là 18,4 mg/lít. Không thấy có ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ, vì kanamycin hấp thụ kém qua đường uống. Tuy nhiên có 3 vấn để cần phải lưu ý đối với trẻ bú mẹ: Thay đổi hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ (dị ứng hoặc quá mẫn) và làm sai lệch kết quả nuôi cấy vi khuẩn khi có sốt cần thiết phải làm xét nghiệm này.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

 

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC

Giống các aminoglyeosid khác, phản ứng không mong muốn quan trọng nhất của kanamycin là độc với tai, phong bế thần kinh cơ, phản ứng quá mẫn và nhiễm độc thận.

Thường gặp, ADR > 1/100

Phản ứng phụ thường gặp nhất của kanamycin là độc với tai. Sau khi dùng kéo dài (1 g/ngày từ 30 - 180 ngày) tần suất của phản ứng này khoảng trên 40%.

Phản ứng nhiễm độc thận: Phản ứng này ít gặp khi dùng liều thấp dưới 15 mg/kg/ngày và thời gian điều trị ngắn, nhưng nếu tổng liều 30 g hoặc hơn, thì tỉ lệ nhiễm độc với thận có thê là 50% hoặc hơn.

Độc với tai tăng lên khi kết hợp kanamycin hoặc aminoglycosid khác với vancomycin.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Độc tính với tiền đình xảy ra dưới 10% trường hợp điều trị với liều bình thường và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Phản ứng mẫn cảm khi tiêm (ban đỏ da, sốt do thuốc) ít hơn streptomycin. Dị ứng chéo với các aminoglycosid khác là thường xuyên.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Phong bế thần kinh cơ, dị cảm. Choáng phản vệ hiếm xảy ra.

 

TƯƠNG TÁC THUỐC

Bản thân kanamycin dễ gây độc cho tai và cho thận. Độc tính với tai và thận tăng lên nếu phối hợp với:

Kháng sinh khác thuộc nhóm aminosid. Thậm chí nếu người bệnh đã dùng streptomycin hoặc viomycin, nay dùng kanamycin độc tính cũng tăng. Các thuốc khác cũng dễ gây độc cho tai và thận như vancomycin, capreomycin. Với các thuốc lợi niệu mạnh như acid ethacrylic, furosemid.

Các thuốc cũng dễ gây độc tính cho thận như ciclosporin, amphotericin B, cisplatin nếu phối hợp với kanamycin sẽ làm tăng độc tính cho thận.

Độc tính gây khó thở và ức chế hô hấp của kanamycin (đặc biệt là khi tiêm trong màng bụng), tăng lên khi phối hợp với thuốc giãn co, thuốc mê.

Calci gluconat làm giảm tác dụng giống cura của kanamycin, còn neostigmin lại có tác dụng đối kháng cura mạnh hơn (neostigmin là chất giải độc các chất giãn cơ kiểu cura). Calci ức chế khả năng chống vi khuẩn của kanamycin trên một số loài vi khuẩn. Vì vậy không dùng kanamycin tiêm phúc mạc cùng với dung dịch calci.

Nếu đang dùng thuốc chống đông đường uống thì phải thay đổi liều khi phối hợp với kanamycin, vì kanamycin làm giảm việc sản sinh ra vitamin K nội sinh.

 

QUÁ LIỀU

Trong trường hợp quá liều gây độc, có thể loại bỏ kanamycin ra khỏi máu bằng thẩm tách máu hoặc thẩm tách màng bụng.

 

BẢO QUẢN

Bảo quản nơi khô mát, ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

 

ĐÓNG GÓI

Hộp lớn chứa 10 hộp nhỏ x 1 lo.

 

HẠN DÙNG

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Không được dùng thuốc quá hạn sử dụng.

Tiêu chuẩn: BP2011.

 

NHÀ SẢN XUẤT

BRAWN LABORATORIES LTD 13, N1T, 13, Industrial Are, Faridabad 121001, Haryana, India (Ấn Độ).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top