Thuốc Negacef có thành phần chính là Cefuroxim, được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn niệu- sinh dục, bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.
Negacef được dùng trong điều trị:
Cách dùng
Thuốc dùng theo đường uống ở dạng thuốc viên hoặc hỗn dịch.
Liều lượng
Đối với người lớn:
Đối với trẻ em:
Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như Đau dạ dày, nôn, tiêu chảy, đau bụng, phát ban da nặng, ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè, hăm tã, lở loét gây đau ở miệng hoặc cổ họng, ngứa và tiết dịch âm đạo. Cefuroxime có thể gây ra các tác dụng phụ khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án giải quyết phù hợp.
Thận trọng khi sử dụng
Vì có phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm phản ứng sốc phản vệ) xảy ra giữa các người bệnh dị ứng với các kháng sinh nhóm beta - lactam, nên phải thận trọng thích đáng, phản ứng quá mẫn chéo với penicilin có tỷ lệ thấp.
Nên kiểm tra thận khi điều trị bằng cefuroxime, nhất là ở người bệnh ốm nặng đang dùng liều tối đa. Nên thận trọng khi cho người bệnh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh, vì có thể có tác dụng bất lợi đến chức năng thận.
Nên giảm liều cefuroxim tiêm ở người suy thận tạm thời hoặc mạn tính, vì ở những người này với liều thường dùng, nồng độ kháng sinh trong huyết thanh cũng có thể cao và kéo dài.
Dùng cefuroxime dài ngày có thể làm các chủng không nhạy cảm phát triển quá mức. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu bị bội nhiễm nghiêm trọng trong khi điều trị, phải ngừng sử dụng thuốc.
Ðã có báo cáo viêm đại tràng màng giả xảy ra khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, vì vậy cần quan tâm chẩn đoán bệnh này và điều trị bằng metronidazol cho người bệnh bị ỉa chảy nặng do dùng kháng sinh. Nên hết sức thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
Ðã ghi nhận tăng nhiễm độc thận khi dùng đồng thời các kháng sinh aminoglycosid và cefuroxime.
Phụ nữ có thai chỉ dùng thuốc này trên người mang thai nếu thật cần.
Bà mẹ cho con bú: Cefuroxime bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Xem như nồng độ này không có tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban.
Tương tác thuốc
Ranitidin với natri bicarbonat làm giảm sinh khả dụng của cefuroxim. Nên dùng cefuroxim cách ít nhất 2 giờ sau thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2, vì những thuốc này có thể làm tăng pH dạ dày.
Probenecid liều cao làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn.
Aminoglycosid làm tăng khả năng gây nhiễm độc thận.