Nguyên nhân mà bạn phải dùng thuốc chống thải ghép

Ngày nay, nhờ những thành công của ngành ghép tạng đã cứu sống được nhiều người bệnh mà trước đó được cho là 'vô phương cứu chữa'.

Ngày nay, nhờ những thành công của ngành ghép tạng đã cứu sống được nhiều người bệnh mà trước đó được cho là 'vô phương cứu chữa'. Song song với sự thành công của các kỹ thuật ghép tạng, thuốc chống thải ghép cũng đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào sự phát triển của miễn dịch, sinh lý bệnh và công nghiệp dược.

Vì sao phải dùng thuốc chống thải ghép?

Những thành công ban đầu của y học thế giới về ghép thận ở người từ những năm giữa thế kỷ XX đánh dấu một bước phát triển mới của kỹ thuật ghép tạng. Sau ghép thận là ghép tim, ghép gan, ghép tụy đã mở ra ngành ghép tạng.

Nhưng sau ghép tạng, thải ghép là nguy cơ hàng đầu cho người được ghép - đó là nguyên nhân lớn nhất khiến các ca ghép tạng thất bại. Để khống chế quá trình này, bệnh nhân cần dùng thuốc chống thải ghép.

Thuốc azathiopurin - một dòng thuốc ức chế miễn dịch đầu tiên được dùng để chống thải ghép được sử dụng năm 1957. Cyclosporin được sử dụng trên lâm sàng như thuốc ức chế miễn dịch từ năm 1978 và từ đó ngành ghép tạng trên thế giới bước sang một trang sử mới.

Hai nhóm thuốc đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực này là corticoid và azathioprine (thường được phối hợp với nhau). Từ lâu, người ta đã biết corticoid là chất kháng viêm mạnh, đồng thời cũng có tác dụng loại bỏ phản ứng miễn dịch (IMS). Điều bất lợi là việc dùng nhóm corticoid lâu dài sẽ dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi cho người bệnh.

Từ thập niên 80 thế kỷ 20, thuốc ciclosporine A bắt đầu được sử dụng để phòng ngừa sự đào thải trong các ca ghép thận, kết hợp với corticoid hoặc azathioprine. Chất này được ly trích từ một vi nấm, cho phép giảm bớt liều dùng corticoid, kéo dài sự sống của mô ghép trong cơ thể.

Nhưng ciclosporine cũng có những tác dụng phụ, đặc biệt là trên thận. Độc tính ấy giờ đây đã được kiểm soát bằng cách giảm liều qua theo dõi định lượng máu 2 giờ sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, ciclosporine còn làm tăng huyết áp và sự phát triển nang lông, dẫn đến chứng rậm lông.

Từ những thuốc ức chế miễn dịch không đặc hiệu như glucocorticoid, azathioprine, hiện nay đã có các thuốc ức chế miễn dịch khác đặc hiệu hơn, tăng tỷ lệ thành công, giảm tỷ lệ thải ghép, an toàn và ít tác dụng không mong muốn.

Các thuốc IMS trở nên phong phú và đa dạng ở những năm 1990. Tacrolimus có mặt trên thị trường và trở thành chất dùng xen kẽ với ciclosporine nhờ được trình bày dưới dạng dễ hấp thu hơn. Rồi acide mycophénolique được các nhà chuyên môn sử dụng để tạo nên cơ chế chống đào thải hiệu quả nhất.

Sự kết hợp nhiều loại dược phẩm nhóm này cho phép bệnh nhân theo đuổi việc điều trị chống đào thải mô ghép, đồng thời kéo dài tuổi thọ của mô ghép.

Cuối thập niên 90, những chất kháng thể mới như basiliximab và daclizumab được tung ra thị trường, góp phần hoàn thiện nhóm thuốc IMS, đạt được tác dụng chống đào thải mô ghép thật hiệu quả trong những ngày đầu sau khi mổ.

Từ năm 2000, nhiều thuốc mới đã xuất hiện như sirolimus, éverolimus, góp phần mang lại hiệu quả trong việc ghép tim.

Hiện nay, các viện nghiên cứu dược phẩm đang tiến hành tìm kiếm những phân tử mới thật đặc biệt, vừa tăng tác dụng chống đào thải vừa làm giảm độc tính của thuốc IMS.

Mục tiêu của các cuộc nghiên cứu là tìm ra những phương pháp mới cho phép đạt được sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả điều trị và khả năng dung nạp của bệnh nhân, giúp họ có thể theo đuổi lâu dài liệu pháp cấy ghép và nâng cao chất lượng sống của mình.

 

Lựa chọn thuốc như thế nào?

Không thể áp dụng chung một phác đồ thuốc cho tất cả bệnh nhân ghép thận, bởi các bệnh nhân ghép thận không những khác nhau về nguy cơ thải ghép mà còn khác nhau về khả năng đáp ứng thuốc ức chế miễn dịch.

Nguy cơ về thải ghép cấp thường xảy ra trong vòng 3 tháng đầu sau khi ghép, tỷ lệ cao nhất thường gặp trong tháng đầu tiên, có thể do hiện tượng viêm tiếp theo thời gian thiếu máu trước và trong khi ghép của tạng ghép làm tăng tính miễn dịch của nó. Thuốc ức chế miễn dịch thường được dùng với liều cao trong thời điểm này và sau đó có thể giảm liều từ từ.

Tất cả bệnh nhân được ghép khi nào cũng có nguy cơ thải ghép mặc dầu đã được ghép tạng nhiều năm nếu trong trường hợp thuốc ức chế miễn dịch được giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.

Điều này xảy ra khi bệnh nhân tự động ngưng thuốc hay đôi khi do bác sĩ nghĩ rằng cần thiết giảm liều thuốc ức chế miễn dịch và cho chỉ định.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top