Những câu hỏi thường gặp tại nhà thuốc

Nội dung

 

Câu 1. Nhắc lại hoạt chất kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 mà bạn nhớ.

•    Trả lời: Các kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 gồm : Cefoxitin, cefaclor, cefprozil, cefuroxim..

•    Thông dụng và nhà thuốc hay gặp nhất là : Cefaclor , cefuroxim, Cefprozil.

•    Nhắc lại chút xíu: Kháng sinh cepha thế hệ 2 nhạy trên gram âm hơn là gram dương, vậy nên hay dùng điều trị trong viêm đường hô hấp dưới do gram âm.

 

Câu 2: Nhắc lại phác đồ điều trị HP mà bạn còn nhớ (ít nhất là 1 phác đồ)

•    Trả lời :  P là PPI gồm ( Omeprazol, eosmeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol , Dexlansoprazol )

•    PAC: Gồm PPI + Amoxicillin + Clarythromycin

•    PMC: PPI + Metronidazol + Clarythromycin

•    PAM: PPI + Amoxicillin + Metronidazol

•    Phác đồ 3 thuốc nối tiếp có Levofloxacin

•    PPI + Amoxicillin + Levofloxacin

•    Phía trên là một số phác đồ thông dụng. Hãy nhớ phác đồ này chỉ sử dụng khi có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

•    Một số phác đồ hiện nay có sử dụng bismuth để tăng hiệu quả điều trị HP.

 

Câu 3: Nhắc lại liều dùng của Amoxicillin mà bạn còn nhớ ?

•    Trả lời : Liều của Amoxicillin từ 50-90mg/kg/ngày. Liều dùng này tùy thuộc vào bác sĩ kê đơn và vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay một số bác sĩ dùng liều 90mg/kg/ngày để diệt liên cầu gây viêm hô hấp.

 

Câu 4: Nhắc lại nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm dị ứng mà bạn biết ?

•    Trả lời: Nhóm thuốc có cả tác dụng kháng viêm và giảm dị ứng là corticoid. NHư đã nhắc ở bài phân tích corticoid hôm trước thì corticoid có 3 tác dụng chính trong điều trị là kháng viêm- kháng dị ứng- ức chế miễn dịch.

 

Câu 5: Nhắc lại liều ngộ độc của paracetamol và liều an toàn của paracetamol mà bạn biết ?

•    Trả lời : Ở đây tôi muốn nhắc tới rằng Paracetamol không phải là một thuốc an toàn, bởi nếu lạm dụng paracetamol thì hậu quả sẽ rất nặng, bao gồm gây độc cả gan và thận. Chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.

•    Liều gây ngộ độc cấp paracetamol là 150mg/kg cân nặng.

•    Tuy nhiên có nhiều tài liệu cho rằng ở trẻ em nếu xảy ra ngộ độc cấp paracetamol thì liều dùng là 200-300mg/kg cân nặng.

•    Vậy còn liều an toàn ?: Liều an toàn chỉ có thể là 15mg/kg/4h. Đó là liều dùng để giảm đau và hạ sốt. Vậy nên chỉ sử dụng ở liều điều trị, không tăng liều và không dùng trong thời gian dài. ( Nếu có tăng liều cần có chỉ định của bác sĩ ). Cẩn thận với những đối tượng suy gan, thận.

 

CÂU 6. Amoxicillin dùng trước ăn hay sau ăn là hiệu quả ?

•    Trả lời: Amox là kháng sinh không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, vậy nên có dùng trước hay sau ăn gì cũng được. Nói thêm rằng amox hiện tại vẫn còn nhạy trong viêm họng do liên cầu gây ra. Vậy nên nếu trong viêm họng có thể cân nhắc dùng amox.

 

CÂU 7. Sự kết hợp giữa Metronidazol và Spiramycin trong Rodogyl nhầm mục đích gì ?

•    Trả lời : Sự kết hợp của Metro và Spira có vai trò điều trị các nhiễm khuẩn răng miệng.( nhiều bạn trả lời được bên trên )

 

CÂU 8. Sự phối hợp giữa Diclofenac và Misoprostol trong chế phẩm Arthrotec nhầm mục đích gì ?

•    Trả lời: Sự kết hợp giữa NSAID và Misoprostol , hay sự kết hợp giữa Diclofenac và Misoprostol trong chế phẩm Arthrotec có mục đích ngừa viêm loét dạ dày do NSAID gây ra.

 

CÂU 9. Phối hợp kháng sinh với men kháng viêm như Serratiopepdidase có giúp tăng hiệu quả của kháng sinh ?

•    Trả lời: Phối hợp kháng sinh với các men kháng viêm giúp kháng sinh xâm nhập tốt vào mô nhiễm.

 

CÂU 10. Erythromycin là kháng sinh có cơ chế ức chế enzym gan. Vậy khi dùng chung với các thuốc nào thì nên thận trọng ?

•    Trả lời: Erythomycin hay Clary đều là thuốc có cơ chế ức chế enzym gan, nghĩa là ức chế quá trình chuyển hóa thuốc. VẬy nên hầu như các thuốc tim mạch, tiểu đường đều không nên dùng chung. Phải dùng cách xa nhau nếu có chỉ định trong toa.

•    Nhắc thêm, Không nên phối hợp Ery và Dompe vì có khả năng gây xoắn đỉnh. Mặc dù tỉ lệ thấp tuy nhiên vẫn phải thận trọng.

•    Tuyệt đối cẩn thận với các thuốc có cơ chế ức chế enzym gan.

 

CÂU 11. Floctafenin là thuốc có tác dụng gì ?

•    Trả lời: Floctafenin là thuốc giảm đau đơn thuần, nó không có tác dụng chống viêm và hạ sốt . Biệt dược Idarac.

 

CÂU 12. Lornoxicam thuộc nhóm nào và có tác dụng gì ?

•    Trả lời: Lornoxicam là thuốc giảm đau kháng viêm NSAID chọn lọc trên COX 2. Biệt dược Vocfor.

 

CÂU 13. Hydrocortisol thuộc nhóm nào, có tác dụng gì ?

•    Trả lời : Hydrocortisol là thuốc thuộc nhóm kháng viêm Steroid, phân nhóm Mineralcortiocid.

 

CÂU 14. Ebastin thuộc nhóm nào , tác dụng ?

•    Trả lời : Ebastin là thuốc kháng histamine H1 , có tác dụng điều trị các trường hợp dị ứng.

 

CÂU 15. Atarax là thuốc có tác dụng gì ?

•    Trả lời: Atarax có hoạt chất là Hydroxyzin, thuộc nhóm kháng histamine H1. Có tác dụng kháng dị ứng, an thần.

 

CÂU 16. Vì sao dùng Esomeprazol trước ăn ?

•    Trả lời : Vì sau khi ăn bơm proton hoạt động thì việc dùng Esomeprazol không còn giá trị. Eso cần được uống trước ăn 30p để phát huy tốt tác dụng.

 

CÂU 17 : Trong viêm khớp có sử dụng alpha chymotrypsil được không ?

•    Trả lời : Hiệu quả kháng viêm của alpha chymotrypsil không được tốt, vậy nên không có chỉ định trong viêm khớp. Chỉ sử dụng để giảm phù nề, tụ máu bầm khi chấn thương phần mềm.

 

CÂU 18. Cefprozil là thuốc có tác dụng tên vi khuẩn gram âm ?

•    Trả lời: Cefprozil là kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 2, có tác dụng trên cả gram âm và gram dương.

 

CÂU 19. Cefditoren có dùng để điều trị viêm họng ?

•    Trả lời : Cefditoren là thuốc kháng sinh nhóm cepha thế hệ 3, thuốc có phổ mạnh trên gram âm. Đa phần viêm họng ho virus hoặc 1 số chủng gram dương như liên cầu, dùng Cefditoren chưa phải là lựa chọn hàng đầu.

 

CÂU 20. Phosphalugel dùng trước bữa ăn 30 phút có được không ?

•    Trả lời: Phosphalugel dùng cách xa bữa ăn 2 giờ, không dùng quá gần bữa ăn.

 

CÂU 21. Gaviscon có dùng chung với Omeprazol để điều trị viêm loét dạ dày không ?

•    Trả lời: Gaviscon dùng điều trị GERD là hữu hiệu, ít khi dùng điều trị loét dạ dày. Có thể dùng chung với omeprazole để kiểm soát trào ngược, tuy nhiên cần dùng xa ra, không dùng chung.

 

CÂU 22. Dimehydrinat có dùng được cho phụ nữ có thai không ?

•    Trả lời: Dimehydrinat chỉ dùng khi cần thiết, thuốc an toàn Diphenhydramin phân loại B.

 

CÂU 23. Cetirizin có dùng được cho phụ nữ có thai không ?

•    Trả lời : Cetirizin dùng được cho phụ nữ có thai, phân loại bảng B.

 

CÂU 24. Postinor 1 dùng 2 viên / tháng có được không ?

•    Trả lời :Postinor 1 dùng tối đa 2 viên/tháng, dùng quá 2 viên sẽ gây nguy cơ xuất huyết.

 

CÂU 25. Montelukast chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng có được không ?

•    Trả lời : Motelukast là thuốc kháng leukotriene, dùng điều trị viêm mũi dị ứng được.

 

CÂU 26. Azithromycin điều trị viêm phế quản do phế cầu có hợp lý không ?

•    Trả lời : Azithromycin dùng điều trị viêm hô hấp do vi khuẩn không điển hình hoặc liên cầu thì hợp lý, nếu trong viêm phế quản gây ra bởi chủng phế cầu thì kháng Azithromycin.

 

CÂU 27. Omeprazol sử dụng liều tối đa bao nhiêu mg/ngày ?

•    Trả lời: Tối đa 2 lần dùng / ngày khi điều trị HP dạ dày ( 20mg x 2 lần/ngày ) ở người lớn. Tuy nhiên các tài liệu khuyên dùng 1 lần/ngày, dùng trước bữa ăn đầu tiên trong ngày 30 phút.

 

CÂU 28. Giữa Omeprazol và Esomeprazol thì thuốc nào ưu tiên trong hội chứng GERD ?

•    Trả lời: Esomeprazol có hiệu quả tốt hơn Omeprazol, đã được chứng minh trên lâm sàng. Vậy nên sẽ ưu tiên dùng trong hội chứng GERD, tuy nhiên các Generic của Omeprazol thì rẻ hơn Esomeprazol, muốn kinh tế thì dùng Omeprazol.

 

CÂU 29 . Đau bụng kinh có kết hợp Diclofenac và Alverin được hay không ?. Giải thích tác dụng của 2 loại trên.

•    Trả lời: Diclofenac có tác dụng kháng viêm, trong đau bụng kinh có sinh yếu tố gây viêm. Alverin là thuốc giảm đau chóng co thắt cơ trơn, tử cung là cơ trơn..

 

CÂU 30 . Men vi sinh nào được ưu tiên trong dự phòng loạn khuẩn được ruột do kháng sinh ?

•    Trả lời : Câu trả lời là Normagut, đây là loại được chứng minh có hiệu quả tốt khi dự phòng loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh gây ra.

 

CÂU 31. Augmentin, Cefixim, Cefuroxim, Erythromycin. Kháng sinh nào dễ gây loạn khuẩn đường ruột nhất ?

•    Trả lời : Augmentin và Erythromycin là 2 kháng sinh dễ gây loạn khuẩn đường ruột nhất. Trong Augmentin thì A.clavulanit là loại gây loạn khuẩn đường ruột, vậy nên đa số khi tăng liều điều trị là tăng liều Amox, ít khi tăng liều A.Clavulanit.

 

CÂU 32. Flixonase có kết hợp được với medrol trong điều trị viêm mũi dị ứng hay không ?

•    Trả lời : Được, tuy nhiên nếu đường dùng tại chỗ cho tác dụng tốt thì không cần dùng tới đường uống.

 

CÂU 33. Bệnh nhân đang dùng Glucophage điều trị ĐTĐ. bệnh nhân có vấn đề về dạ dày, ở nhà bệnh nhân có Cimetidin và muốn dùng Cimetidine có được không ?

•    Trả lời : Không nên dùng Cimetidin với các thuốc hạ đường huyết, vì Cimetidin gây ức chế Enzym gan , không chuyển hóa được các thuốc dùng chung. Còn khi dùng với Metformin ( không chuyển hóa qua gan ) thì sẽ gây hạ đường huyết quá mức do liên quan đến việc bài trừ thuốc qua thận.

 

CÂU 34. Bệnh nhân bị viêm tai giữa. Các kháng sinh nào sau đây được ưu tiên : Augmentin , Zinnat, Cefixim, Cephalexin, Clindamycin...

•    Trả lời : Các chủng vi khuẩn gây viêm tai giữa thường là phế cầu ( S.Pneumoniae ), H.Influenzae, M.Catarrhalis. Ưu tiên lựa chọn Amox + A.Clavu , Cefuroxim.

•    Nhớ, dùng đúng Brandname hoặc Generic có hiệu quả..

•    Note: Cefixim đa phần dùng cho các chủng gram âm, viêm tai giữa cũng gây ra bởi vi khuẩn gram âm H.Influenzae, M.Catarrhalis ( thường gây bệnh ở trẻ em ). Tuy nhiên Cefuroxim và Augmentin cũng đã có tác dụng với các chủng gram âm này.

 

CÂU 35. Liều dùng tối đa của Meloxicam là bao nhiêu mg/ngày ?

•    Trả lời : Khuyến cáo dùng trong viêm khớp 15mg/ngày.

 

CÂU 36. Khi một đối tượng có tiền sử loét dạ dày tá tràng. Nếu như lỡ uống Solupred 20mg thì ADR nào xảy ra ?

•    Trả lời : Tiền sử loét mà đã được điều trị và hết triệu chứng hay thỉnh thoảng vẫn còn triệu chứng đau ?. Nếu như các loại loét tiến triển, khi dùng Prednisolon thì có khả năng gây loét nặng hơn hoặc xuất huyết tiêu hóa. Còn như các trường hợp loét dạ dày đã lành, thì khi dùng Prednisolon có khả năng gây kích ứng, có thể có triệu chứng đau.

•    Nếu một đối tượng có tiền sử loét dạ dày thì nên cân nhắc khi dùng Prednisolon.

 

CÂU 37. Đau họng do viêm phế quản và đau họng do viêm họng cấp khác nhau như thế nào ?

•    Trả lời : Nếu để chuẩn đoán phân biệt thông qua triệu chứng đau họng thì khó có thể phân biệt được, vì cả 2 bệnh đều có triệu chứng đau họng. Trong viêm phế quản thì chẩn đoán thông qua triệu chứng ho, tiết dịch đàm, sốt, viêm lông hô hấp và cần thăm khám để xác định. Còn với viêm họng, khỏi phát là đau rát họng nhiều, có kèm sốt hoặc không, có tiết dịch đàm, quan sát thấy niêm mạc họng đỏ, amidan sưng.

 

CÂU 38. Carbocistein khác nhau acetylcystein như thế nào ?

•    Trả lời : Cả 2 loại này đều là thuốc dùng trong viêm hô hấp, cụ thể là thuốc long đàm, để làm loãng đàm, giúp tống đàm ra ngoài dễ dàng hơn.

•    Tuy nhiên khác nhau ở chỗ Acetylcystein là loại dùng để giải độc khi quá liều paracetamol, còn Carbocistein là không có chỉ định này.

 

CÂU 39. Phân biệt dời leo , kiến ba khoang, zona như thế nào ?

Phân tích cho dễ hiểu :

•    Zona : Bệnh gây ra bởi Virus, tuy nhiên đôi khi người dân quen dùng từ là giời leo, hoặc theo các thầy khoán đó là do giời leo, rồi đồn thổi lên.

•    Giời leo: Chính xác là viêm da tiếp xúc, đây là con giời mà ở vùng quê hay có. Một số người mặt quần áo có con này bên trong, rồi vô tình đè chết gây phóng thích độc tố. Dạng viêm da tiếp xúc gần giống với Zona thần kinh, nên đôi khi nhầm lẫn. Và đa phần thầy khoán dưới quê sống nhờ vào cái này. Kiến ba khoang cũng như giời leo bên trên, các loại côn trùng này chỉ khi tiếp xúc với cơ thể, ta vô tình làm chết nó, chất độc bên trong cơ thể đó mới phóng thích và gây viêm da.

•    Vậy khi tiếp cận cần hỏi kỹ để phân biệt nhé.

 

CÂU 40. Tiểu ra máu. Không đau, không buốt , tiểu rát mà chỉ tiểu ra máu thôi thì bị gì ?

Trả lời : Tiểu ra máu thì nên hỏi lại xem họ có đang dùng thuốc gì không, ví dụ như Rifampicin hay phenytoin , mấy loại thuốc này làm thay đổi màu nước tiểu. Nếu không có dùng thuốc mà đột nhiên tiểu ra máu thì nên đi khám để xác định bệnh và điều trị. Thông thường nguyên nhân do sỏi thận, sỏi đường niệu….

 

CÂU 41. Phụ nữ có thai đau dạ dày thì uống gì ?

•    Trả lời : Phụ nữ có thai mà đau dạ dày thì có thể dùng 1 số dạng gói như Phosphgalugel để kiểm soát triệu chứng đau. Tuy nhiên đừng có dùng lâu dài nhé.

 

CÂU 42. Chế phẩm terpin Codein không có đơn thuốc có được bán hay không ?

•    Trả lời: Thành phẩm chứa codein được xem là quản lý đặc biệt, tuy nhiên phân loại là kê đơn và không kê đơn. Nếu thành phẩm chứa Codein dưới 12mg, được bán tối đa cho 10 ngày sử dụng không cần đơn thuốc. Nếu bán hơn thì phải có đơn thuốc. Còn thành phẩm chứa >12mg Codein thì khi bán phải có đơn thuốc.

 

CÂU 43. Cimetidin thường gây các tác dụng phụ gì ?

•    Trả lời: Một số tác dụng như chảy sữa ở nữ giới, vú to ở nam giới. Gây ức chế enzyme gan, nên hạn chế dùng chung với các thuốc khác, nhất là thuốc tim mạch , huyết áp.

 

CÂU 44. Bệnh nhân đang dùng Gapabentin để điều trị đau hậu zona, sau khi uống được 2 ngày bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, ngầy ngật. Hướng xử lý ?

•    Trả lời: Khuyên họ đến tái khám bác sĩ để giảm liều hoặc đổi thuốc.

 

 

return to top