THÀNH PHẦN
Glucose khan ............................................................................................. 20 g
Natri clorid .................................................................................................. 3,5 g
Natri citrat dihydrat ................................................................................... 2,9 g
Kali clorid ................................................................................................ 1,5 g
DƯỢC LỰC HỌC
Trong trường hợp ỉa chảy cấp, nhiều tác nhân gây nhiễm làm thay đổi hoạt động ở niêm mạc ruột non, ức chế hấp thu hoặc kích thích xuất tiết. Lượng lớn dịch xuất tiết ra không được đại tràng hấp thu hết và bị tống ra ngoài dưới dạng phân lỏng nhiều nước. Các muối chủ yếu và nước bị mất theo phân và chất nôn. Tình trạng mất nước bắt đầu ngay từ lần đầu tiên đi phân lỏng.
Đối với người bệnh bị ỉa chảy, chỉ định đầu tiên và quan trọng nhất là bù nước và các chất điện giải. Nước và các chất điện giải bị mất do ỉa chảy có thể được bù lại bằng cách uống dung dịch có chứa natri, kali và glucose. Bắt buộc cần phối hợp glucose với natri.
Duy trì hệ thống đồng vận chuyển glucose - natri trong niêm mạc ruột non là cơ sở của điều trị bù nước và điện giải dạng uống.
Bù kali trong ỉa chảy cấp đặc biệt quan trọng ở trẻ em, vì trẻ em mất kali trong phân cao hơn người lớn. Citrat được thêm vào dung dịch uống bù nước - điện giải có tác dụng trong việc khắc phục nhiễm toan chuyển hóa do mất nước. Nếu điều trị được bắt đầu sớm, trước khi chức năng thận bị tổn hại, thận có khả năng bù bất kỳ mức độ toan chuyển hóa và thiếu hụt kali nào.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thuốc uống bù nước - điện giải được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa. Sự hấp thu natri và nước của ruột được tăng lên bởi glucose và các carbohydrat.
CHỈ ĐỊNH
Phòng và điều trị mất điện giải và nước trong ỉa chảy cấp từ nhẹ đến vừa.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vô niệu hoặc giảm niệu.
Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc.
Ỉa chảy nặng (khi ỉa chảy vượt quá 30ml/ kg thể trọng mỗi giờ).
Nôn nhiều và kéo dài.
Tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột.
LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG
Hoà tan cả gói vào 1 lít nước đã đun sôi để nguội
Bù nước:
Mất nước nhẹ: Bắt đầu cho uống 50ml/ kg, trong 4 - 6 giờ.
Mất nước vừa phải: Bắt đầu cho uống 100ml/ kg, trong vòng 4 - 6 giờ.
Sau đó điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc tùy theo mức độ khát và đáp ứng với điều trị.
Duy trì nước
Ỉa chảy liên tục nhẹ: Uống 100 - 200ml/ kg/ 24 giờ, cho đến khi hết ỉa chảy.
Ỉa chảy liên tục nặng: Uống 15ml/ kg/ 1 giờ, cho đến khi hết ỉa chảy.
Liều giới hạn kê đơn cho người lớn: Tối đa 1000ml/ giờ.
Liều uống trong 4 giờ đầu, trong điều trị mất nước ở trẻ em bị ỉa chảy như sau:
Lưu ý:
Với trẻ nhỏ cần cho uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần, uống liên tục cho đến hết liều đã qui định.
Không nên cho uống một lúc quá nhiều, sẽ gây nôn.
Nếu chưa hết 24 giờ, bệnh nhân đã uống hết liều qui định thì nên cho uống thêm nước trắng để tránh tăng natri huyết và đỡ khát.
Dung dịch đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Thuốc dùng an toàn cho người mang thai.
Thuốc dùng được cho những người cho con bú.
THẬN TRỌNG
Người bệnh bị suy tim xung huyết, phù hoặc tình trạng giữ Natri.
Người bệnh suy thận nặng hoặc xơ gan.
Trong quá trình điều trị, cần theo dõi cẩn thận nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid base.
Cần cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống nước giữa các lần uống dung dịch bù nước và điện giải để tránh tăng natri huyết.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Chưa có nhiều thông báo về các phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc uống bù nước và điện giải.
Thường chỉ gặp nôn nhẹ, rất ít khi gặp tăng natri huyết, bù nước quá mức (mi mắt nặng)
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc
TƯƠNG TÁC THUỐC
Tránh dùng thức ăn hoặc dịch khác chứa các chất điện giải như nước quả hoặc thức ăn có muối cho đến khi ngừng điều trị, để tránh dùng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh ỉa chảy do thẩm thấu.
Dung dịch bù nước không được pha loãng với nước vì pha loãng làm giảm tính hấp thu của hệ thống đồng vận chuyển glucose - natri.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Triệu chứng: Tăng natri - huyết (hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, cáu gắt, sốt cao …) khi uống Oresol pha đậm đặc và triệu chứng thừa nước (mi mắt húp nặng, phù toàn thân, suy tim).
Điều trị tăng natri huyết: Truyền tĩnh mạch chậm dịch nhược trương và cho uống nước.
Điều trị thừa nước: Ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải và dùng thuốc lợi tiểu, nếu cần.
BẢO QUẢN
Để nơi khô, nhiệt độ 15ºC – 30ºC, tránh ánh sáng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh