✴️ Panadol - Singapore

Nội dung

THÀNH PHẦN

Paracetamol 500mg.

 

DƯỢC LỰC HỌC

Cơ chế tác dụng

Paracetamol là một chất giảm đau hạ sốt. Cơ chế tác dụng của thuốc được cho là ức chế tổng hợp prostaglandin, chủ yếu tại thần kinh trung ương.

Tác dụng dược lý

Do không có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin ngoại biên nên thuốc có đặc tính dược lý quan trọng là duy trì prostaglandin bảo vệ tại đường tiêu hóa. Do vậy, paracetamol thích hợp khi dùng cho những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh, hoặc bệnh nhân đang dùng các thuốc khác có tác dụng phụ là ức chế tổng hợp prostaglandin ngoại biên (ví dụ, bệnh nhân có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa hoặc người cao tuổi).

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu

Paracetamol duoc hAp thu nhanh chóng từ đường tiêu hóa và phân bố đến hầu hết các mô của cơ thé.

Phân bố

Paracetamol liên kết với protein huyết tương rất ít ở nồng độ điều trị.

Chuyển hóa và thải trừ

Paracetamol được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa glucuronide và sulphate - ít hơn 5% paracetamol được bài tiết dưới dạng không đổi. Thời gian bán thải trung bình trong huyết tương khoảng 2,3 giờ.

 

CHỈ ĐỊNH

Panadol chứa paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt. Panadol có hiệu quả trong:

+ Điều trị đau nhẹ đến vừa bao gồm:

Đau đầu

Đau nửa đầu

Đau cơ

Đau bụng kinh

Đau họng

Đau cơ xương

Sốt và đau sau khi tiêm vắc xin

Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa

Đau răng

Đau do viêm xương khớp

+ Hạ sốt.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Panadol chống chỉ định với các trường hợp sau:

Người mẫn cảm với paracetamol

Mẫn cảm và dị ứng với caffeine hoặc các thành phần khác trong thuốc

Người có tiền sử nghiện rượu

Bệnh nhân gặp vấn đề về gan và thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số người có thể không được sử dụng Panadol, các trường hợp còn lại có thể dùng thuốc nhưng cần được điều chỉnh về liều lượng và tần suất.

 

CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 500 – 1000mg paracetamol/lần, trong vòng 4 – 6 giờ. Không sử dụng quá 4000mg/ngày.

Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: uống 250 – 500mg/lần trong vòng 4 – 6 giờ.

Liều tối đa hàng ngày: 60mg/kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 – 15 mg/kg cân nặng dùng trong 24 giờ.

Trẻ em dưới 6 tuổi: khuyến khích không dùng Panadol.

 

THẬN TRỌNG VÀ CÁC LƯU Ý

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). Có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan trên những bệnh nhân đang bị các bệnh về gan. Những bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này. Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

THAI KỲ VÀ CHO CON BÚ

Khả năng sinh sản: Chưa có dữ liệu.

Phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu trên người và động vật vẫn chưa xác định được bất kỳ nguy cơ nào của paracetamol đối với thai kỳ hoặc sự phát triển phôi thai.

Phụ nữ cho con bú: Các nghiên cứu trên người với paracetamol không xác định được bất cứ nguy cơ nào đối với phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú mẹ. Paracetamol qua được hàng rào nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ.

 

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Các tác dụng không mong muốn thu được từ dữ liệu của thử nghiệm lâm sàng thường hiếm gặp và xảy ra trên một số ít các bệnh nhân. Vì vậy, xin đưa ra trong bảng dưới đây các tác dụng không mong muốn thu được trong quá trình lưu hành sản phẩm ở liều điều trị theo phân loại hệ thống cơ quan của cơ thể và tần suất xuất hiện.

Để phân loại mức độ thường gặp các tác dụng không mong muốn, sử dụng quy ước sau đây: Rất phổ biến (≥1/10), phổ biến (≥1/100, <1/10), không phổ biến (≥1/1000, <1/100), hiếm (≥1/10000, <1/1000), rất hiếm (<1/10000), chưa biết (không thể ước lượng từ các dữ liệu hiện có).

Tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn được ước lượng từ các báo cáo thu được từ dữ liệu hậu marketing.

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top