Primperan

Nội dung

Thuốc Primperan là gì?

 Điều trị các biểu hiện khó tiêu do rối loạn nhu động ruột; Điều trị triệu chứng buồn nôn và ói mửa.

Thành phần

  • Dược chất chính: Metoclopramide chlorhydrate khan 10 mg   
  • Loại thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén dễ bẻ, 10mg

Công dụng 

  • Các biểu hiện khó tiêu do rối loạn nhu động ruột.
  • Điều trị triệu chứng buồn nôn và ói mửa.

Liều dùng

Cách dùng Primperan

Thuốc dùng đường uống

Liều dùng Primperan

Người lớn:

  • Đường uống: 1/2-1 viên 10 mg, 3 lần/ngày trước các bữa ăn, cách khoảng ít nhất 6 giờ giữa các lần uống.
  • Đường tiêm: 1 mũi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có thể lặp lại nếu cần thiết, 2-10 mg/kg/24 giờ.

Trẻ em:

  • Đường uống: trẻ em với cân nặng > 20 kg, 4 mg/kg/ngày (1 viên 10 mg/20 kg/ngày) chia làm 4 lần.
  • Suy thận nặng: giảm liều.

Tác dụng phụ

  • Ngủ gật, mệt mỏi, chóng mặt, hiếm khi nhức đầu, mất ngủ, tiêu chảy, hạ huyết áp, chảy mồ hôi vừa.
  • Các triệu chứng ngoại tháp thường hết khi ngưng điều trị.
  • Rối loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài.
  • Tác dụng nội tiết: tăng prolactine máu, vô kinh, tăng tiết sữa, vú to ở đàn ông.
  • Vài trường hợp gây methémoglobine huyết ở trẻ sơ sinh.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Không nên chỉ định thuốc này cho bệnh nhân động kinh (có thể gia tăng tần số và cường độ của cơn động kinh).
  • Nên giảm liều ở người suy gan, suy thận.
  • Lưu ý các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và máy móc về khả năng bị ngủ gật khi dùng thuốc.

Lúc có thai:

  • Ở loài vật: không có tác dụng sinh quái thai.
  • Ở người: cho đến nay không thấy có tác dụng sinh quái thai ở liều thông thường.

Lúc nuôi con bú:

Vẫn có thể cho con bú nếu chỉ dùng thuốc có tính tạm thời (ví dụ như để chống nôn sau phẫu thuật César) với điều kiện là trẻ phải sinh đủ tháng và có sức khỏe tốt. Trường hợp trẻ sinh thiếu tháng hay dùng thuốc liều cao hay kéo dài thì không nên cho con bú.

Tương tác thuốc

Chống chỉ định phối hợp:

 Levodopa: do có đối kháng tương tranh giữa lévodopa và thuốc an thần kinh.

Không nên phối hợp:

  • Alcool: rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc an thần kinh. Việc giảm sự tập trung có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay điều khiển máy móc. Tránh uống rượu và các thuốc có chứa rượu.

Lưu ý khi phối hợp:

  • Thuốc cao huyết áp: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).
  •  Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc kháng histamine H1 có tác dụng an thần, barbiturate, thuốc an thần giải lo âu, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, methadone: tăng ức chế thần kinh trung ương, có thể gây hậu quả xấu, nhất là khi phải lái xe hay điều khiển máy móc.
return to top