Nguyễn Thu Thảo1, Phạm Anh Tuấn1, Võ Thị Hà2 , Võ Nguyễn Mỹ Ngân1 , Vũ Thu Thảo1
1BV Nguyễn Tri Phương
2Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các nhiễm trùng liên quan đến vấn đề sức khỏe. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Ủy ban Cố vấn Thực hành Kiểm soát Nhiễm trùng Chăm sóc Sức khỏe (HICPAC) – Hoa Kỳ, NKVM có thể là nhiễm trùng vết mổ, nội tạng hoặc những vùng phẫu thuật xảy ra sau phẫu thuật. NKVM thường khu trú ở vị trí vết mổ nhưng cũng có thể mở rộng sang các vùng lân cận sâu hơn. Ngoài ra, NKVM cũng được định nghĩa là nhiễm khuẩn liên quan đến quá trình phẫu thuật xảy ra ngay tại hoặc gần vết mổ trong vòng 30 đến 90 ngày kể từ ngày phẫu thuật, tùy thuộc vào loại thủ thuật thực hiện. Các yếu tố góp phần vào sự phát triển của nhiễm khuẩn tại các vị trí phẫu thuật có thể liên quan đến người bệnh hoặc liên quan đến quy trình phẫu thuật như các chỉ định phẫu thuật, số ca phẫu thuật thực hiện tại từng bộ phận, môi trường làm việc trong phòng mổ và mùa trong năm. Các biến chứng NKVM tăng tỷ lệ mắc bệnh, thời gian nằm viện kéo dài và tăng gánh nặng tài chính cho cả người bệnh và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trong số các bệnh nhân phẫu thuật, NKVM chiếm 38% các ca nhiễm trùng bệnh viện. Theo tổng quan tài liệu và phân tích tổng hợp về gánh nặng của chăm sóc sức khỏe liên quan đến nhiễm trùng cho thấy rằng tỷ lệ NKVM ở Đông Nam Á được ước tính vào khoảng khoảng 7,8% (KTC 95%: 6,3–9,3%). Tỷ lệ tử vong dao động từ 7% đến 46% và tăng thời gian nằm viện từ 5 đến 21 ngày ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng.
Để giảm nguy cơ NKVM, việc dự phòng kháng sinh đã được khuyến cáo thực hiện trong giai đoạn trước và sau phẫu thuật. Ngoài ra, Boxma et al. đã nhấn mạnh rằng sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) là một phần không thể thiếu trong chỉnh hình và thực hành phẫu thuật chấn thương trong phòng ngừa NKVM. Hiện nay, Bộ Y Tế Việt Nam cũng đã ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh năm 2015 và Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ năm 2012 đưa ra các khuyến cáo cụ thể về việc sử dụng KSDP trong phẫu thuật. Tuy vậy, việc sử dụng KSDP nói chung ở Việt Nam còn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là một bệnh viện đa khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật ngoại khoa. Từ 01/2019, Khoa Ngoại thần kinh ban hành hướng dẫn dùng kháng sinh dự phòng và Tổ dược lâm sàng – Bệnh viện cũng bắt đầu triển khai hoạt động đi bệnh phòng tại khoa Ngoại thần kinh. Với mong muốn “Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau khi ban hành hướng dẫn KSDP, đề tài này được thực hiện nhằm 2 mục tiêu sau:
KẾT LUẬN
Đề tài đã khảo sát được các đặc điểm chung, điểm số ASA và tình hình sử dụng kháng sinh của 157 bệnh nhân được chỉ định thực hiện phẫu thuật tại Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong hai đợt 02/2018 – 05/2018 và 06/2020 – 08/2020. Kết quả thu được cho thấy dùng KSDP giảm nguy cơ NKVM và đã có sự thay đổi tích cực trong việc lựa chọn kháng sinh, việc chỉ định kháng sinh năm 2020 hợp lý hơn năm 2018, dẫn đến giảm được thời gian dùng thuốc cho bệnh nhân sau phẫu thuật và cũng để hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh. Số liệu thống kê cũng cho thấy thời gian nằm viện của bệnh nhân sau phẫu thuật cũng giảm có ý nghĩa thống kê (p <0,02). Bệnh viện cũng cần định kỳ khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng, cập nhật các hướng dẫn điều trị và xây dựng chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh