Thuốc gây tê, mê
Hỗn dịch tiêm truyền
Propofol 10mg/ml
Khởi mê hoặc duy trì gây mê trong kỹ thuật gây mê phối hợp trong phẫu thuật cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
Gây và duy trì an thần, vô cảm trong thủ thuật chẩn đoán hoặc kết hợp với gây tê cục bộ và gây tê vùng trong phẫu thuật.
Gây và duy trì vô cảm liên tục để giảm stress trong trường hợp đặt nội khí quản ở người lớn và chỉ được thực hiện bởi người có kinh nghiệm hồi sức cấp cứu.
Khởi mê:
- Người lớn <55 tuổi: 10 giây tiêm 1 lần với liều 40mg cho đến khi mê (2- 2,5 mg/kg).
- Người bệnh cao tuổi: 10 giây tiêm 1 lần với liều 20mg cho đến khi mê (1- 1,5 mg/kg).
- Người bệnh tim: 10 giây tiêm 1 lần với liều 20mg cho đến khi mê (0,5- 1,5 mg/kg).
- Phẫu thuật thần kinh: 10 giây tiêm 1 lần với liều 20mg cho đến khi mê (1- 2 mg/kg).
- Trẻ em > 3 tuổi: 2,5 đến 3,5mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 20 - 30 giây.
Duy trì mê, truyền tĩnh mạch:
- Người lớn <55 tuổi: 100- 200 microgam/kg/phút.
- Người bệnh cao tuổi: 50- 100 microgam/kg/phút.
- Người bệnh tim: Thường kết hợp với opioid. Nếu dùng opioid là chủ yếu thì sử dụng propofol với tốc độ 50- 100 microgam/kg/phút. Nếu dùng opioid là thứ yếu thì tốc độ propofol là 100- 105 microgam/kg/phút.
- Phẫu thuật thần kinh: 100- 200 microgam/kg/phút.
- Trẻ em > 3 tuổi: 125- 300 microgam/kg/phút.
Gây an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor:
Tiêm truyền chậm 100 đến 150 microgam/kg/phút trong 3-5 phút hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 0,5 mg/kg trong 3 đến 5 phút sau đó duy trì bằng tiêm truyền.
Duy trì an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor:
- Người lớn <55 tuổi: 25- 75 microgam/kg/phút hoặc dùng tiêm tĩnh mạch với mức liều tăng dần 10mg hoặc 20mg.
- Người cao tuổi hoặc người bệnh thần kinh: Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh và sử dụng liều bằng 80% liều người lớn.
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Không sử dụng trong sản khoa.
- Trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người bệnh tim và phổi nặng.
- Không được dùng trong liệu pháp sốc điện gây co giật.
Chống chỉ định tương đối:
- Bệnh nhân tiền sử động kinh hoặc co giật.
- Tăng áp lực nội sọ hoặc suy tuần hoàn não.
- Người bệnh có tăng lipid- huyết, hạ áp, không ổn định về huyết động.
- Các thuốc gây mê tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (morphin, pethidin và fentanyl,...) và các opioid, thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng gây mê và an thần cũng như tác động hạ huyết áp và giảm cung lượng tim của propofol. Vì vậy cần giảm liều propofol khi dùng kết hợp.
- Khi dùng đồng thời với các thuốc gây mê dạng hít tác dụng mạnh (isoflurane, halothane) cũng làm tăng tác dụng gây mê, an thần và tác động đến tim của thuốc.
- Không có tương tác có ý nghĩa lâm sàng của propofol với các thuốc phong bế thần kinh- cơ thường dùng (Succinylcholine).
- Propofol có tác dụng đối kháng với theophylin.
Các tác động không mong muốn phần lớn là nhẹ và tức thời.
- Thường gặp (ADR >1/100): Hạ huyết áp, nhịp tim chậm, sốt, nhức đầu, cơn động kinh, ngừng thở, ho, nhiễm toan hô hấp, nấc, co cứng cơ bụng, phản ứng phản vệ, nôn, co giật cơ, tăng lipid máu.