CHỈ ĐỊNH
Viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi, ápxe phổi, giãn phế quản bội nhiễm, đợt cấp viêm phế quản mạn.
Viêm cầu thận cấp & mạn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang.
Viêm tai giữa, viêm xoang.
Nhiễm lậu cầu.
Nhiễm khuẩn da & mô mềm.
Tiêu chảy nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc, viêm đường mật, viêm phần phụ, viêm xương khớp.
Nhiễm khuẩn huyết.
LIỀU LƯỢNG - CÁCH DÙNG
Truyền IV chậm người lớn:
Nhiễm khuẩn đường tiểu 100 mg x 2 lần/ngày.
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới 200 mg x 2 lần/ngày.
Nhiễm khuẩn khác 200 mg x 2 lần/ngày.
Lậu liều đơn 150 mg.
Suy thận ClCr < 20 mL/phút: 1/2 liều.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Dị ứng với nhóm quinolone. Trẻ em đang tăng trưởng.
DƯỢC LỰC
Ciprofloxacin là một hoạt chất mới thuộc nhóm quinolone. Chất này ức chế men gyrase (gyrase inhibitors) của vi khuẩn.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu: Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hoá. Khi có thức ăn và các thuốc chống toan, hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Ðộ khả dụng sinh học của Ciprofloxacin khoảng 70-80%.
Phân bố: Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau khi uống thuốc 60-90 phút. Ciprofloxacin hiện diện với nồng độ cao tại những vị trí nhiễm trùng chẳng hạn như trong các dịch của cơ thể và trong các mô. Thời gian bán hủy 3-5 giờ. Chỉ cần uống thuốc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối.
Sau khi truyền tĩnh mạch, 75% liều được dùng sẽ bị bài tiết qua nước tiểu và thêm 14% qua phân. Hơn 90% hoạt chất sẽ bị bài tiết trong 24 giờ đầu tiên.
Các số liệu khác
Thời gian bán hủy trong huyết thanh xấp xỉ 4 giờ (3-5 giờ).
Thể tích phân bố (ở giai đoạn hằng định) xấp xỉ 2,8l/kg.
Ðộ thanh lọc thận xấp xỉ 5ml/phút kg.
Ðộ gắn kết protein xấp xỉ 30%.
Ðộ thẩm thấu dung dịch truyền 300mOsm.
Thành phần NaCl dung dịch truyền 900mg/100 ml.
Chuyển hoá: ở gan.
Thải trừ: khoảng 40-50% thuốc được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận.
Tương tác thuốc:
Theophylline. Probenecid.
TÁC DỤNG PHỤ
Tiêu chảy, nôn, đau bụng, nhức đầu, khó ngủ, nổi mẩn.
Rất hiếm: co giật, đau khớp, tăng men gan, viêm tĩnh mạch.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Bệnh nhân rối loạn TKTW: xơ vữa động mạch não, động kinh.
Phụ nữ có thai & cho con bú không dùng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh