Dư axit dạ dày (tăng tiết acid dịch vị) là tình trạng nồng độ acid hydrochloric trong dịch vị cao hơn mức bình thường, có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), xuất huyết tiêu hóa,... Việc ổn định nồng độ axit là cần thiết để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Dưới đây là một số thực phẩm tự nhiên có thể hỗ trợ làm giảm nồng độ axit dạ dày, an toàn và dễ áp dụng trong sinh hoạt hằng ngày:
Đặc tính: Tính ấm, chứa các hợp chất chống viêm như gingerol.
Tác dụng: Làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm ợ nóng và buồn nôn, trung hòa dịch vị hiệu quả.
Cách sử dụng: Có thể dùng dưới dạng trà gừng, gừng tươi cắt lát pha nước ấm hoặc dùng trong bữa ăn.
Thành phần chính: Allicin – chất có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Tác dụng: Hỗ trợ điều hòa hoạt động của dạ dày, ức chế sự hình thành axit tại thực quản.
Lưu ý: Dùng lượng nhỏ trong bữa ăn, nên nấu chín để giảm tính kích ứng. Không phù hợp với người đang có viêm loét dạ dày tiến triển.
Đặc tính: Giàu chất xơ, kiềm nhẹ.
Tác dụng: Giúp trung hòa môi trường acid trong dạ dày, tăng cường tiêu hóa.
Cách sử dụng: Uống nước ép củ cải đường tươi hoặc chế biến thành món hầm, hấp, salad.
Đặc tính: Kiềm nhẹ, mềm, dễ tiêu.
Tác dụng: Trung hòa acid, làm dịu niêm mạc dạ dày, hỗ trợ ngăn ngừa trào ngược.
Cách sử dụng: Ăn chuối chín vào bữa phụ hoặc sau bữa ăn 1–2 giờ.
Đặc tính: Chứa nhiều nước, có tính mát.
Tác dụng: Làm loãng dịch vị, hỗ trợ giảm dư axit.
Lưu ý: Nên dùng lượng vừa phải, tránh ăn khi bụng đói để không gây hạ đường huyết.
Đặc tính: Tính kiềm, mát, ít năng lượng.
Tác dụng: Giảm acid dịch vị, làm dịu các triệu chứng như nóng rát, đầy hơi.
Cách sử dụng: Nấu canh, luộc, ép nước hoặc làm sinh tố.
Thành phần: Giàu chất béo tốt và protein, rất ít acid.
Tác dụng: Giúp làm giảm nồng độ acid trong dạ dày một cách tự nhiên.
Lưu ý: Dùng lượng vừa phải (khoảng 20–30g/ngày), tránh dùng loại có tẩm muối hoặc gia vị.
Ngoài việc sử dụng các thực phẩm nêu trên, người có nguy cơ hoặc đang bị dư acid dạ dày nên:
Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, tránh để bụng quá đói hoặc quá no.
Tránh thức ăn cay, chua, chiên xào, nhiều dầu mỡ.
Hạn chế cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas.
Tránh nằm ngay sau khi ăn, không mặc quần áo bó sát bụng.
Tập thể dục nhẹ nhàng, kiểm soát căng thẳng, stress.
Nếu triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường (đau thượng vị, ợ nóng nhiều, nôn, sụt cân…), cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh