Reminyl

Thuốc Reminyl là gì?

Điều trị dạng sa sút trí tuệ do căn nguyên mạch máu và dạng sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer mức độ nhẹ đến khá nặng.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Galantamine hydrobromide
  • Loại thuốc: Thuốc hướng tâm thần
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nang cứng giải phóng kéo dài, 8mg

Công dụng 

Điều trị dạng sa sút trí tuệ do căn nguyên mạch máu và dạng sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer mức độ nhẹ đến khá nặng.

Liều dùng 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống

Liều dùng

Reminyl được uống 2 lần/ngày, nên uống vào bữa ăn sáng và tối. Đảm bảo uống nước đầy đủ trong quá trình điều trị.
Liều khởi đầu:
Liều khởi đầu khuyên dùng là 8mg/ngày (4mg x 2 lần/ngày) trong 4 tuần.
Liều duy trì:

  • Liều duy trì khởi đầu là 16mg/ngày (8mg x 2 lần/ngày) và bệnh nhân nên được duy trì với liều 16mg/ngày trong ít nhất 4 tuần.
  • Gia tăng đến liều duy trì tối đa 24mg/ngày (12mg x 2 lần/ngày) cần phải được cân nhắc sau khi đã có những đánh giá đúng đắn về lợi ích lâm sàng và độ dung nạp.
  • Không có hiệu ứng dội ngược sau khi ngưng điều trị đột ngột (Vd: chuẩn bị phẫu thuật).

Trẻ em:
Không nên sử dụng Reminyl cho trẻ em. Chưa có dữ liệu về việc sử dụng Reminyl cho bệnh nhi.
Bệnh gan và suy thận:

  • Nồng độ Galantamine trong huyết tương có thể gia tăng ở những bệnh nhân bị suy chức năng gan hoặc thận mức độ trung bình tới nặng.
  • Ở những bệnh nhân bị suy chức năng gan mức độ trung bình, dựa vào mô hình dược lực học, liều khởi đầu là 4mg x 1 lần/ngày, nên uống vào bữa sáng trong vòng ít nhất 1 tuần. Sau đó, bệnh nhân cần được chuyển sang liều 4mg x 2 lần/ngày trong ít nhất 4 tuần. Ở những bệnh nhân này, liều mỗi ngày không nên vượt quá 8mg x 2 lần/ngày.
  • Không nên sử dụng Reminyl cho những bệnh nhân bị suy chức năng gan nặng.
  • Không cần chỉnh liều đối với những bệnh nhân có độ thanh thải Creatinine lớn hơn 9ml/phút.
  • Không nên sử dụng Reminyl cho những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải Creatinine dưới 9ml/phút) bởi vì chưa có đầy đủ dữ liệu.

Điều trị đồng thời:
Cần xem xét việc giảm liều ở những bệnh nhân được điều trị bằng những thuốc ức chế CYP2D6 hoặc CYP3A4 mạnh (xem Tương tác thuốc).

Tác dụng phụ 

  • Các tác dụng phụ thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sàng (tần suất ≥ 5% và gấp 2 lần giả dược) là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, ngủ gà và giảm cân. Buồn nôn, nôn và chán ăn thì thường gặp ở phụ nữ hơn. 
  • Những tác dụng phụ thông thường khác (tần suất ≥ 5% ≥ giả dược) bao gồm lú lẫn, té ngã, chấn thương, viêm mũi, nhiễm trùng tiểu, mất ngủ. 
  • Phần lớn những tác dụng phụ này xuất hiện trong giai đoạn chỉnh liều. Tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn và nôn kéo dài ngắn hơn 1 tuần trong hầu hết các trường hợp và phần lớn bệnh nhân chỉ bị một lần. 
  • Sử dụng thêm các thuốc chống nôn và uống nước đầy đủ có thể có ích trong những trường hợp này. 
  • Run là do điều trị không thường xuyên. Ngất và nhịp tim rất chậm rất hiếm gặp. 
  • Không thấy có những chỉ số xét nghiệm bất thường
return to top
Close menu