THÀNH PHẦN
Hoạt chất
Chai 50 ml chứa Human Albumin 20% (10g/50ml).
Tá dược
Acid acetic, Ethanol, Natri chloride, Natri hydroxide, Acid hydrochloric, Natri Acetate Trihydrate, Acid Octanoic.
ZenalbTM20 có thành phần nhôm ít hơn 200mcg/L và vì thế phù hợp cho trẻ đẻ non và bệnh nhân chạy thận. ZenalbTM 20 là dung dịch albumin có hàm lượng muối ít (nhược trương nhưng áp lực thẩm thấu cao) dùng chỉ để sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Albumin được phân bố trong dịch ngoài tế bào, trên 60% nằm ở khoang ngoài long mạch.
Thời gian tác dụng: Thời gian tác dụng của albumin phụ thuộc vào thể tích máu ban đầu của người bệnh. Nếu lượng máu giảm thì thời gian làm tăng thể tích của máu sẽ kéo dài trong nhiều giờ, nếu lượng máu bình thường thì thời gian tác dụng sẽ ngắn hơn.
Thời gian thải trừ khoảng 15 ~ 20 ngày.
DƯỢC LỰC HỌC
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh tham gia vào 2 chức năng chính:
Duy trì 70 - 80% áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương.
Liên kết và vận chuyển các chất có phân tử nhỏ như bilirubin, hormon steroid, acid béo và các thuốc có trong máu.
Tác dụng điều trị của albumin có liên quan đến tác dụng trên áp lực thầm thấu keo của huyết tương; nó có thể đảm nhiệm tới 60 - 80% áp lực thâm thấu keo đó. trong trường hợp nồng độ albumin huyết thanh bình thường (40 - 50g/lít). Truyền 1g albumin vào máu có thể làm tăng thể tích huyết tương tuần hoàn lên khoảng 18ml. Lượng dịch thêm này làm giảm hematocrit và độ nhớt của máu. Các chế phẩm albumin không chứa các yếu tố đông máu và không gây ảnh đến cơ chế đông máu bình thường hay làm tăng hiện tượng đông vón máu.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị cấp cứu trường hợp choáng do giảm thể tích máu và những phương pháp khác không đủ hiệu quả.
Trong bỏng nặng, dé dé phòng hiện tượng cô đặc máu, chống mắt nước và điện giải.
Trong trường hợp giảm protein huyết, đặc biệt là liên quan đến mắt quá nhiều albumin.
Kết hợp với truyền thay máu để điều trị tăng bilirubin huyết trong bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh.
Kết hợp để pha loãng máu trong các phẫu thuật nối tắt tuần hoan tim — phổi và trong hội chứng suy hô hấp người lớn (nếu tính thấm mao mạch phổi không tăng nhiều).
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều dùng albumin phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và đáp ứng của người bệnh và được xác định bằng cách theo dõi huyết áp động mạch phối, huyết áp tĩnh mạch trung tâm trong khi dùng để tránh tăng quá mức thể tích máu.
Tốc độ truyền albumin nên được điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể theo chỉ định, nhưng thông thường không nên quá 1 - 2ml/phút. Không nên truyền quá 250g/48giờ. Nếu cần dùng quá liều này, phải thay thế bằng huyết tương.
Khi choáng do giảm thể tích máu cấp: Liều ban đầu cho người lớn là 25g albumin (125ml dung dịch 20%) và cho trẻ em khoảng 1g/kg. Nếu cần thiết, nhắc lại một liều sau 15 - 30 phút. Khi có xuất huyết, có thể phải truyền máu toàn phần.
Khi giảm protein huyết: Liều tối đa trong 1 ngày là 2g/kg thể trọng.
Khi bị bỏng: Liều dùng và thời gian tùy thuộc vào diện tích bỏng, liều dùng cần đủ để hồi phục thể tích huyết tương và giảm hiện tượng cô đặc máu: Truyền 125ml dung dịch 20% cùng với các dung dịch điện giải. Đề điều trị bỏng không khẩn cấp ở trẻ em dùng 6.25 - 12,5g.
Khi tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh: Dùng 1g/kg thể trọng trước khi truyền thay máu (albumin với liều 1,5 - 2,5g/100ml máu cũng có thể được thêm vào dịch hay máu được truyền).
Nếu truyền một lượng lớn, nên ủ ấm cho bằng nhiệt độ phòng hoặc bằng nhiệt độ cơ thể trước khi dùng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Có tiền sử mẫn cảm với albumin người, người bệnh thiếu máu nặng, người bệnh suy tim, người bệnh tăng thể tích máu, phù phối.
THẬN TRỌNG
Khi dùng 1 lượng lớn các dung dịch albumin đối với người bệnh có lưu lượng tim thấp, vì tăng thể tích huyết tương nhanh sẽ gây rối loạn tuần hoàn (quá tải. loãng máu) hoặc phù phổi.
Phải theo dõi cẩn thận người bệnh bị thương hoặc sau mổ có dùng chế phẩm albumin vì tăng huyết áp có thể gây chảy máu ở những nơi chưa được phát hiện từ trước.
Trường hợp bị mắt nước, người bệnh cần được đồng thời truyền thêm dịch và chất điện giải.
Cần chú ý trong trường hợp phải ăn hạn chế muối và các chế phẩm albumin có chứa 130 - 160 mEq/lit Na+. Dùng 1 lượng lớn albumin cho người bệnh bị rồi loạn chức năng thận sẽ đẫn đến mất cân bằng điện giải gây nhiễm kiểm chuyển hóa. Ngoài ra khi dùng lượng lớn albumin, có thể phải bổ sung hồng cầu để đề phòng thiếu máu.
Không được dùng khi dung dịch đã đục hay có tủa.
Phụ nữ mang thai: Albumin an toàn cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú: Chưa thấy có nguy cơ gây hại do truyền albumin.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Yếu tố hoạt hóa đông máu (prekallikrein) có trong một số lô chế phẩm có thể kích thích biến đổi kininogen trong máu người thành kinin gây hạ huyết áp.
Dung địch albumin nhiễm nhôm có thể gây độc cho những người suy thận đã được truyền lượng lớn albumin, dẫn đến loạn dưỡng xương và bệnh lý về não.
TÁC ĐỘNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Không áp dụng.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Ít xẩy ra những phản ứng phụ khi dùng albumin như: Dị ứng, nổi may đay. Sốc phản vệ, buồn nôn và nôn.
Một phản ứng phản vệ có thể do các phần tử bị đông vón trong các chế phẩm protein hoặc sự có mặt của các kháng thể kháng protein di truyền của albumin người.
Trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ, phải ngừng truyền albumin và xử lý bằng các biện pháp thích hợp (dùng kháng sinh histamin hay điều trị hỗ trợ đặc hiệu.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phái khi dùng thuốc.Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Khi dùng 1 lượng lớn albumin cần phải bổ sung hồng cầu hoặc thay thế bằng máu toàn phần để chống hiện tượng thiếu máu xảy ra khi dùng. Nếu có rối loạn tuần hoàn hay phù phổi phải ngừng truyền ngay và có biện pháp xử trí đặc hiệu.
TƯƠNG KỴ
Albumm người không được trộn lẫn với các thuốc khác, máu toàn phần hoặc hồng cầu.
ĐƯỜNG DÙNG
Truyền tĩnh mạch.
HẠN DÙNG
36 tháng từ ngày sản xuất.
ĐÓNG GÓI
1 chai thuỷ tỉnh 50ml/hộp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh