Co thắt thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu về các phương pháp chữa trị co thắt thực quản qua bài viết dưới đây nhé!
Co thắt thực quản là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng rối loạn vận động của cơ trơn thực quản với đặc điểm nổi bật là co thắt không đồng đều, có nhiều co thắt tự phát và co thắt do nuốt gây ra. Co thắt thực quản gây ảnh hưởng nhiều hoạt động ăn uống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Co thắt thực quản có hai dạng chính là: Co thắt thực quản lan tỏa thường xuyên liên tục và co thắt thực quản cục bộ.
Nguyên nhân gây co thắt thực quản hiện vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ dưới đây được xác định có liên quan đến co thắt thực quản:
-Chế độ dinh dưỡng: Ăn thức ăn nóng, lạnh trong thời gian dài sẽ khiến các cơ thực quản bị rối loạn co thắt.
-Có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
-Căng thẳng – stress kéo dài cũng có thể dẫn đến co thắt thực quản.
Khi bị co thắt thực quản, người bệnh sẽ có các triệu chứng dưới đây:
Đau ép ngực
Khó thở
Khó nuốt
Nôn và buồn nôn
Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được đánh giá đúng tình trạng bệnh. Căn cứ trên kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Phương pháp chữa trị co thắt thực quản phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải. Các phương pháp điều trị có thể là điều chỉnh các vấn đề về tâm lý nhất là các rối loạn tâm lý gây lo âu, căng thẳng kéo dài và trầm cảm; điều trị bằng thuốc, các thuốc điều trị phổ biến gồm nhóm isosorbide (Isordil), diltiazem (Cardizem, Tiazac…), dicyclomin (Bentyl), nifedipine (Procardia), các nhóm thuốc giảm đau như trazodone cũng có thể được chỉ định để giúp cho bệnh nhân dễ chịu hơn…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh