Rocephin

Nội dung

Thuốc Rocephin là gì?

Dùng trong các trường hợp nhiễm trùng hô hấp, tai - mũi - họng, thận - tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ, dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu, nhiễm trùng xương khớp, da, vết thương & mô mềm, viêm phúc mạc, viêm túi mật.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Ceftriaxone
  • Loại thuốc: Thuốc tiêm
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 1 Lọ thuốc+1 ống 10ml thuốc bột pha tiêm

Công dụng 

  • Nhiễm trùng hô hấp, tai - mũi - họng, thận - tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ.
  • Dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu, nhiễm trùng xương khớp, da, vết thương & mô mềm, viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật & nhiễm trùng tiêu hóa.

Liều dùng 

Cách dùng

Ceftriaxon có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Liều dùng

Tiêm IM hoặc IV:

  • Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1 - 2 g/ngày; trường hợp nặng: 4 g/ngày.
  • Trẻ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi: 20 - 80 mg/kg.
  • Trẻ < 14 ngày tuổi: 20 - 50 mg/kg/ngày.
  • Viêm màng não: 100 mg/kg x 1 lần/ngày, tối đa 4 g.
  • Lậu: Tiêm IM liều duy nhất 250 mg.
  • Dự phòng trước phẫu thuật: 1 - 2 g tiêm 30 - 90 phút trước mổ

Tác dụng phụ

Đau, cảm giác nóng ở vị trí tiêm, đau đầu, hoa mắt, đổ mồ hôi, nóng bừng, tiêu chảy, phát ban, tiêu chảy hoặc phân cómáu, cảm sốt, co thắt dạ dày, đau bụng hoặc đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, ợ nóng, tức ngực. Thuốc tiêm ceftriaxone có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc này.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

Trước khi tiêm ceftriaxone, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với thuốc tiêm ceftriaxone, cephalosporin, penicillin, các kháng sinh khác hoặc bất kỳ loại thuốc nào và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có các vấn đề với hệ tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng, suy dinh dưỡng, bệnh thận hoặc bệnh gan.

Với người bệnh bị suy giảm cả chức năng thận và gan đáng kể, liều ceftriaxon không nên vượt quá 2g/ ngày nếu không theo dõi được chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương.

  • Phụ nữ có thai: Kinh nghiệm lâm sàng trong điều trị cho người mang thai còn hạn chế. Số liệu nghiên cứu trên súc vật chưa thấy độc với bào thai. Tuy vậy chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết.

  • Bà mẹ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp, cần thận trọng khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.

Tương tác thuốc

  • Khả năng độc với thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemid.

  • Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận.

return to top