Savi Bone có thành phần chính là Calci gluconate 500mg; Cholecalciferol 200 IU được chỉ định chống loãng xương do nhiều nguồn gốc khác nhau; Phòng ngừa sự khử khoáng xương ở phụ nữ trước và sau mãn kinh; Hạ calci huyết cấp; Tăng kali huyết, tăng magnesi huyết.
Dược chất chính: Calci gluconate 500mg; Cholecalciferol 200 IU
Loại thuốc: Thuốc bổ
Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén hình oval bao phim, 500mg
Chống loãng xương do nhiều nguồn gốc khác nhau (sau mãn kinh, lớn tuổi, điều trị bằng corticoid dài ngày).
Phòng ngừa sự khử khoáng xương ở phụ nữ trước và sau mãn kinh.
Phòng ngừa còi xương và cung cấp calci theo nhu cầu cho trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
Hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu.
Ðiều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng hủy vitamin D).
Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu calci tăng: Thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.
Tăng kali huyết, tăng magnesi huyết.
Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylen glycol.
Bổ sung cho khẩu phần ăn.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống. Uống thuốc với nhiều nước.
Nhu cầu ergocalciferol và cholecalciferol, lấy từ khẩu phần ăn, thay đổi theo từng người. Liều lượng của vitamin D tùy thuộc vào bản chất và mức độ nặng nhẹ của hạ calci huyết. Liều phải được điều chỉnh theo từng người để duy trì nồng độ calci huyết thanh ở 9 - 10 mg/decilít.
Trong khi điều trị bằng vitamin D, người bệnh nên bổ sung đủ lượng calci từ thức ăn, hoặc thực hiện điều trị bổ sung calci. Cần giảm liều vitamin D khi đã có cải thiện triệu chứng và bình thường về sinh hóa hoặc khỏi bệnh ở xương, vì nhu cầu về vitamin D thường giảm sau khi khỏi bệnh ở xương..
Liều dùng
Bổ sung cho khẩu phần ăn và phòng ngừa còi xương, loãng xương :
Người lớn, người mang thai hoặc cho con bú: Uống 400 đvqt (2 viên Savi Bone )/ngày.
Trẻ em: Uống 200 - 400 đvqt (1 đến 2 viên Savi Bone )/ngày.
Hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Còi xương do dinh dưỡng (điều trị):
Uống 1000 đvqt (tức 5 viên Savi Bone )/ngày, trong khoảng 10 ngày, nồng độ của Ca2+ và phosphat trong huyết tương sẽ trở về bình thường. Trong vòng 3 tuần, sẽ có biểu hiện khỏi bệnh trên phim X quang.
Hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều lượng thông thường :
Người lớn : uống 2 viên Savi Bone /ngày.
Trẻ em : uống 1 - 2 viên Savi Bone /ngày, tùy theo tuổi.
Loãng xương : uống 4 viên Savi Bone /ngày.
Liên quan đến calci gluconate:
Các tác dụng không mong muốn dưới đây thường xảy ra khi sử dụng theo đường tiêm
Thường gặp, ADR >1/100
Tuần hoàn: Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi.
Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Da: Ðỏ da, nổi ban, đau hoặc nóng nơi tiêm, cảm giác ngứa buốt. Ðỏ bừng và/hoặc có cảm giác ấm lên hoặc nóng.
Ít gặp, 1/100 >ADR > 1/1000
Thần kinh: Vã mồ hôi.
Tuần hoàn: Loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu: Huyết khối.
Liên quan đến cholecalciferol:
Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra cường vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D, và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci. Một số trẻ nhỏ có thể tăng phản ứng với một lượng nhỏ vitamin D. Ở người lớn, cường vitamin D có thể do sử dụng quá liều vitamin D trong trường hợp thiểu năng cận giáp hoặc ưa dùng vitamin D với liều quá cao một cách kỳ cục. Cũng có thể xảy ra nhiễm độc ở trẻ em sau khi uống nhầm liều vitamin D của người lớn. Lượng vitamin D gây cường vitamin D thay đổi nhiều từ người này tới người khác. Thông thường, người có chức năng cận giáp bình thường và nhạy cảm bình thường với vitamin D uống liên tục 50.000 đơn vị vitamin D/ngày hoặc nhiều hơn hàng ngày, có thể bị nhiễm độc vitamin D. Cường vitamin D đặc biệt nguy hiểm đối với những người đang dùng digitalis, vì độc tính của các glycosid tim tăng lên khi có tăng calci huyết. Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu (xem bên dưới). Tăng calci máu có cường vitamin D là do đơn thuần nồng độ trong máu của 25 - OHD rất cao, còn nồng độ của PTH và calcitriol trong huyết tương đều giảm. Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như sau:
Thường gặp, ADR > 1/100
Thần kinh: Yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu.
Tiêu hóa: Chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, ỉa chảy, chóng mặt.
Khác: Ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương, và dễ bị kích thích.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Niệu - sinh dục: Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu).
Khác: Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tụy, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.
Hiếm gặp, ADR > 1/1000
Tim mạch: Tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
Chuyển hóa: Có thể tăng calci niệu, phosphat niệu, albumin niệu, nitơ urê huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh.
Khác: Loạn tâm thần rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhiễm toan nhẹ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Liên quan đến cholecalciferol :
Vì tăng calci huyết có thể nguy hiểm hơn hạ calci huyết, nên tránh điều trị quá liều vitamin D cho trường hợp hạ calci huyết.
Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 - 10 mg/decilít (4,5 - 5 mEq/lít). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11 mg/decilit.
Trong khi điều trị bằng vitamin D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat, magnesi huyết thanh, nitơ ure máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ.
Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận.
Nên cho uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; u ác tính phá hủy xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Phenylketon niệu (do công thức có aspartam).
Tăng calci huyết, tăng calci niệu, sỏi calci, vôi hoá mô, suy thận nặng hoặc nhiễm độc vitamin D.
Thận trọng khi sử dụng
Trường hợp suy thận vừa hoặc nhẹ, hoặc tiền căn sỏi calci : nên tăng cường theo dõi calci huyết và calci niệu; và tránh dùng liều cao.
Điều trị trong thời gian dài : nên theo dõi calci niệu và nếu cần thiết cần giảm liều hoặc tạm thời ngưng điều trị nếu calci niệu tăng trên 7,5mmol/24 giờ (hoặc 300mg calci nguyên tố/24 giờ) ở người lớn hoặc 0,12mol/kg/24 giờ (5 - 6mg/kg/giờ) ở trẻ em.
Tránh dùng vitamin D liều cao trong thời gian dùng calci, ngoại trừ trường hợp đặc biệt cần thiết do bác sĩ chỉ định.
Những bệnh nhân có khả năng bị sỏi calci niệu : nên uống thuốc với nhiều nước.
Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D); suy chức năng thận; bệnh tim; sỏi thận; xơ vữa động mạch.
Tương tác thuốc
Liên quan đến calci gluconate:
Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycozid tim.
Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu.
Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.
Liên quan đến cholecalciferol:
Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột. Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột. Ðiều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương. Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital và/hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 - hydroxyergocalciferol và 25 - hydroxy - cholecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa vitamin D thành những chất không có hoạt tính. Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D. Không nên dùng đồng thời vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
Thời kỳ mang thai
Liên quan đến calci gluconate:
Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày. Tuy nhiên, người mang thai nên được cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhiều loại vitamin và calci cùng các chất khoáng khác có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi.
Liên quan đến cholecalciferol:
Nếu sử dụng vitamin D với liều lớn hơn liều bổ sung hàng ngày đã được khuyến cáo (RDA) cho người mang thai bình thường (400 đvqt), thì có thể xảy ra nguy cơ, vì vậy không nên sử dụng vitamin D với liều lớn hơn RDA cho người mang thai. Ðã xảy ra hẹp van động mạch chủ, bệnh thận và chậm phát triển về tâm thần và/hoặc chậm phát triển cơ thể khi có tăng calci máu kéo dài ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mà mẹ chúng đã bị tăng calci máu trong thời kỳ mang thai. Tăng calci máu trong thời kỳ mang thai có thể gây giảm nồng độ hormon cận giáp ở trẻ sơ sinh dẫn đến hạ calci máu, co giật, và động kinh. Nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại, nên bổ sung vitamin D tới liều RDA trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Liên quan đến calci gluconate:
Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
Liên quan đến cholecalciferol
Vitamin D tiết vào sữa, vì vậy không nên dùng vitamin D với liều lớn hơn liều RDA cho người cho con bú. Nên dùng vitamin D phụ thêm, nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại.