Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê, đi đại tiện rất khó khăn, phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát. Táo bón nặng, phân có thể dính máu.
Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể. Cụ thể:
– Táo bón cơ năng chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn…
– Táo bón thực thể là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…
Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ tiêu hoa của trẻ còn non nớt. Hiện tượng táo bón thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Táo bón nếu để lâu không chữa trị sẽ gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ đừng nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh tìm cách giải quyết. Cha mẹ có thể điều trị bệnh táo bón ở trẻ em bằng cách:
-Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước mà chỉ cần tăng cường các cữ bú của trẻ. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, nước luộc rau củ quả, nước cam, nước ép trái cây. Trẻ 1 – 3 tuổi bị táo bón, mẹ cho trẻ uống nước theo nhu cầu. Trẻ lớn hơn 10 tuổi, có thể uống nước như người lớn, 500 – 2000ml nước/ngày.
– Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín. Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi… Chế độ ăn cần đảm bảo cân bằng giữa 4 nhóm chất.
Lưu ý: Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…
– Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước/ngày, ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.
– Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.
– Với trẻ dưới 1 tuổi, có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.
-Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
– Mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định.
-Quả bơ
-Dưa hấu
-Khoai lang
-Rau mồng tơi
-Quả mơ.
-Vừng đen
-Nho khô
-Nước cam
-Sữa chua
-Nước mía, mật ong…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh