Spironolacton 50mg, Furosemid 20mg
Điều tri suy tim sung huyết. Tăng huyết áp vô căn. Xơ gan. Phù do xơ gan & suy tim sung huyết. Điều trị phù do cường Aldosteron thứ phát, hoặc phù kháng với thuốc lợi tiểu khác đã dùng.
Người lớn:
Lợi tiểu khi phù kháng trị do xơ gan, hội chứng thận hư, suy tim sung huyết, đặc biệt nghi ngờ có tăng aldosteron: Liều ban đầu là uống 1 - 4 viên/ ngày, chia 2 - 4 lần, dùng ít nhất 5 ngày, liều duy trì là 2 - 8 viên / ngày, chia 2 - 4 lần.
Chống tăng huyết áp: Liều ban đầu uống 1 - 2 viên / ngày, chia 2 - 4 lần, dùng ít nhất 2 tuần, liều duy trì điều chỉnh theo từng người bệnh.
Trẻ em: Lợi tiểu hoặc tăng huyết áp, cổ trướng do xơ gan: Liều ban đầu uống 1 - 3 mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 - 4 lần; liều được chỉnh sau 5 ngày.
Mẫn cảm với 1 trong các thành phần của thuốc.
Suy thận cấp, suy thận nặng, vô niệu, tăng kali huyết, mẫn cảm với spironlacton.
Mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfonamid, ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường.
Tình trạng tiền hon mê gan, hôn mê gan.
Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Liên quan đến Furosemid: Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng furosemid phối hợp với các thuốc sau: Cephalothin, cephaloridin vì tăng độc tính cho thận; Muối lithi làm tăng nồng độ lithi / huyết, có thể gây độc. Nên tránh dùng nếu không theo dõi được lithi huyết chặt chẽ; Aminglycozid làm tăng độc tính cho tai và thận: Glycozid tim làm tăng độc tính do hạ K+ máu. Cầnt heo dõi kali huyết và điệm tâm đồ ; Thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu; Corticosteroid làm tăng thải K+; Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy cơ gây tăng glucose huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh liều; Thuốc giãn cơ không khử cực làm tăng tác dụng giãn cơ; Thuốc chống đông làm tăng tác dụng chống đông; Cisplatin làm tăng độc tính thính giác . Nên tránh; Các thuốc hạ huyết áp làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần điều chỉnh liều. Đặc biệt khi phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng.
Liên quan đến Spironolacton:
Thường gặp: Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà. Nội tiết: Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối lọan kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh; Tiêu hóa: ỉa chảy, buồn nôn.
Ít gặp: Da: Ban đỏ, ngọai ban, mày đay; Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm natri huyết; Thần kinh: Chuột rút / co thắt cơ, dị cảm; Sinh dục tiết niệu: Tăng creatinin huyết thanh.
Liên quan đến Furosemid:
Tác dụng không mong muốn chủ yếu sảy ra khi điều trị liều cao (chiếm 95% trong số phản ứng có hại). Hay gặp nhất là mất cân bằng điện giải (5% người bệnh đã điều trị ), Điều này xảy ra chủ yếu ở người bệnh giảm chức năng gan và với người bệnh suy thận khi điều trị liều kéo dài. Một số trường hợp nhiễm cảm ánh sáng cũng đã được báo cáo.
Thường gặp: Tuần hòan: Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng. Chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do clor huyết.
Ít gặp: Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối lọan tiêu hóa.
Hiếm gặp: Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt. Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm. Chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu. Tai: Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).
Liên quan đến Spironolacton: Tình trạng có nguy cơ tăng kali hưyết như khi suy giảm chức năng thậnvà khi phối hợp với các thuốc lợi tiểu thông thường khác. Toan chuyển hóa do tăng clor máu có thể hồi phục (thường đi kèm với tăng kali huyết) có thể xảy ra trong xơ gan mất bù dù chức năng thận bình thường. Các thuốc lợi tiểu nói chung chống chỉ định ở người mang thai, trừ khi bị bệnh tim.
Liên quan đến Furosemid: Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.