Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một trong năm biến chứng thai kì, được đặc trưng bởi 3 tình trạng sau:
Tiền sản giật ảnh hưởng tới khoảng 5-8% phụ nữ mang thai. Mỗi năm, tiền sản giật gây ra 60.000 ca tử vong mẹ.
Hậu quả của tiền sản giật: Hơn một nửa số phụ nữ bị tiền sản giật phải sinh mổ. Hội chứng này cũng làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh gấp 5 lần. Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh rằng những phụ nữ bị tiền sản giật sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp mạn tính, kháng Insulin và rối loạn mỡ máu sau này.
Tiền sản giật cũng có thể gây ra sản giật, dẫn đến co giật ở người mẹ và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong mẹ. Đối với thai nhi, tiền sản giật ngăn cản cung cấp máu và oxy cho thai, dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, cân nặng khi sinh thấp và sinh non.
Yếu tố nguy cơ của tiền sản giật: Những đối tượng có nguy cơ cao bị tiền sản giật bao gồm:
Dự phòng và điều trị tiền sản giật: Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này nhưng đến nay vẫn chưa ai biết chắc làm thế nào để phòng tránh tiền sản giật. Sinh con là phương pháp điều trị tiền sản giật duy nhất, do tiền sản giật chỉ biến mất sau khi sinh. Nếu mang thai đủ 37 tuẩn trở lên, các bác sỹ sẽ kích thích chuyển dạ để làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Các phương pháp điều trị tiền sản giật có thể bao gồm: dưỡng thai trên giường, ăn ít muối, uống nhiều nước, tới khám bác sĩ thường xuyên và/hoặc kê đơn thuốc hạ huyết áp.
Sôcôla đen và tác động giảm nguy cơ tiền sản giật
Tăng huyết áp chính là một yếu tố nguy cơ của tiền sản giật. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thường xuyên tiêu thụ sôcôla, đặc biệt là sôcôla đen, có tác dụng làm giảm huyết áp, kháng insulin, triglyceride huyết thanh, phản ứng mạch máu, rối loạn chức năng nội mô, các gốc oxy hóa, các chỉ số chứng viêm, và hoạt tính kháng tiểu cầu. Qua đó, sôcôla có tác dụng làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật.
Flavanol là một loại flavonoid có nhiều nhất trong sôcôla đen, là chất chống oxy hóa có khả năng gây giãn mạch. Sôcôla giàu flavanol có ảnh hưởng tốt trên chức năng của nội mô và làm giảm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Theobromine, một thành phần chính của sôcôla đen, cũng có tác dụng giãn mạch.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Audrey F. Saftlas và các cộng sự được tiến hành trên 2.508 phụ nữ có thai. Kết quả cho thấy những phụ nữ tiêu thụ trên 1-3 bữa sôcôla mỗi tuần giảm trên 50% nguy cơ bị tiền sản giật. Tỉ lệ bị tiền sản giật cao nhất (4,5%) xuất hiện ở những phụ nữ không ăn hoặc ăn ít sôcôla trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì.Thời điểm ăn sôcôla không tạo nên sự khác biệt. Ăn sôcôla thường xuyên trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối có hiệu quả bảo vệ chống lại tiền sản giật như nhau
3 tháng đầu và 3 tháng cuối là hai “cửa sổ quan trọng” trong quá trình hình thành tiền sản giật. Các biểu hiện của tiền sản giật thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng nguyên nhân của những biểu hiện này lại bắt nguồn từ những khiếm khuyết của nhau thai xảy ra từ 3 tháng đầu. Khiếm khuyết nhau thai sẽ dẫn đến kết quả là sự oxy hóa nhau thai và các yếu tố gây viêm được giải phóng, dẫn đến gián đoạn nội mô mạch máu và hình thành các triệu chứng tiền sản giật.
Sôcôla có chứa nhiều flavanol đã được chứng minh rằng có thể cải thiện chức năng nhau thai và làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Nghiên cứu năm 2016 được thực hiện trên 129 phụ nữ mang thai được lựa chọn ngẫu nhiên sử dụng loại sôcôla có lượng flavanol thấp hoặc cao. Có tổng cộng 30 gam sôcôla được tiêu thụ mỗi ngày trong vòng 12 tuần. Siêu âm Doppler được thực hiện vào cuối tuần thứ 12 và những phụ nữ này sẽ được theo dõi cho đến khi sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sôcôla có thể có tác động tích cực lên nhau thai và sự phát triển của thai nhi ở cả hai nhóm so với những người không sử dụng; do đó làm giảm nguy cơ của tiền sản giật.
Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về tác dụng của sôcôla với phụ nữ có thai nhưng những kết quả trên đã cho thấy những lợi ích của việc tiêu thụ một lượng sôcôla hợp lí trong thai kì có thể giúp làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh