Travicol Flu

Thuốc Travicol Flu là gì?

Travicol Flu dùng điều trị các triệu chứng của cảm cúm như: sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nhức xương khớp, ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Thành phần

Cho một viên nén dài bao phim:

  • Paracetamol 500mg
  • Dextromethorphan.HBr 15mg
  • Loratadin 5mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên

Công dụng

Điều trị các triệu chứng của cảm cúm như: sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nhức xương khớp, ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Liều dùng

Cách dùng

Dùng đường uống.

Liều dùng

Dùng theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc theo liều sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6 -12 tuổi: uống ½ viên x 2 lần/ngày.
  • Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ
  • Suy thận nặng (ClCr < 10 mL/phút), khoảng cách phải ít nhất là 8 giờ.

Tác dụng phụ

Thường gặp:

  • Da: Ban
  • Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt.
  • Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khô miệng.
  • Thần kinh: Đau đầu.

Ít gặp:

  • Da: Ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc.
  • Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
  • Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi.
  • Khác: Viêm kết mạc.

Hiếm gặp:

Thỉnh thoảng thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa. Hành vi kỳ quặc do ngộ độc, ức chế hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp có thể xảy ra khi dùng liều quá cao.

  • Thần kinh: Trầm cảm.
  • Tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.
  • Chuyển hóa: Chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều.
  • Khác: Choáng phản vệ.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý 

Chống chỉ định

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Thận trọng khi sử dụng-

  • Thận trọng khi dùng ở bệnh nhân suy gan, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm hô hấp, bệnh nhân ho có nhiều đàm, ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.
  • Uống rượu có thể làm tăng độc tính của paracetamol lên gan, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Tương tác thuốc

  • Sử dụng liều cao và kéo dài paracetamol có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của coumarin và các dẫn chất Indandion.
  • Các thuốc chống co giật (Phenyntoin, Barbiturat, Carbamazepin...) gây cảm ứng men gan làm tăng chuyển hóa Paracetamol thành những chất độc cho gan, có thể làm tăng độc tính trên gan của Paracetamol.
  • Với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, nếu dùng đồng thời các chất này với dextromethorphan có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.
  • Cimetidin. Ketoconazol, erythromycin làm tăng nồng độ loratadin trong huyết tương, nhưng không biểu hiện lâm sàng vì loratadin có khoảng trị liệu rộng.
return to top