Huyết lình là dược liệu được sử dụng để bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Vị thuốc thường được chỉ định cho người xanh xao, gầy ốm, trẻ con chậm lớn, kém phát triển, kén ăn.
Tên gọi khác: Huyết lình khỉ, Lục lình
Huyết lình là máu của khỉ cái chảy ra sau khi sinh đẻ, thu về sơ chế, phơi khô, bảo quản sử dụng. Khi khi có thai thường chọn những loại thảo dược thiên nhiên tốt nhất để bồi bổ cơ thể. Do vậy các tinh chất được lưu trữ trong nhau thai. Do đó, theo kinh nghiệm dân gian, Huyết lình là dược liệu đứng đầu mọi loại thuốc về công dụng bồi bổ máu huyết.
Trong dân gian, Lục lình được sử dụng để tăng cường sức khỏe cho phụ nữ mới sinh, dùng xoa bóp chấn thương, sưng đau xương khớp, hỗ trợ các trường hợp trẻ con chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Huyết lình có màu nâu đen hoặc màu như bã cà phê, mùi tanh hôi, khó chịu.
Thông thường, một số loài khỉ sinh sản vào tháng 5 – 6 Âm lịch. Khỉ thường sinh ở những mỏm đá cheo leo. Máu sản hậu tiết ra sẽ bám vào đá, đôi khi khỉ cũng dùng đá để vệ sinh máu tiết ra từ tử cung sau khi sinh con.
Sau khi máu huyết khô lại, người ta đến thu mỏm đá hoặc cạo lấy phần máu khô, dùng làm dược liệu. Theo dân gian, đôi khi máu khỉ có thể dày đến 1 cm hoặc hơn. Tuy nhiên chưa có tài liệu hoặc công trình nghiên cứu nào chứng minh.
Cách bào chế dược liệu Huyết lình:
Máu sau khi thu hoạch mang về bẻ thành nhiều mảnh nhỏ, loại bỏ các tạp chất, phơi nắng hoặc sấy khô bảo quản ở nơi khô ráo.
Khi cần sử dụng thì tán nhỏ hoặc nghiền thành bột mịn, dùng uống với nước, ngâm rượu và cho và cháo dùng ăn.
Huyết linh chất lượng có vị tanh, mặn, màu nâu đen. Nếu cần khử mùi tanh thì giã thêm một ít gừng giã nhỏ vào dược liệu.
Huyết lình sau khi được bào chế cần bảo quản trong lọ hoặc hộp kín, tránh gió, nhiệt độ và độ ẩm cao.
Hiện tại chưa có nghiên cứu về các thành phần hóa học có trong Lục lình. Tuy nhiên, khi soi dưới kính hiển thì thì nhận thấy có hồng cầu và lẫn các tạp chất bẩn khác.
Lục lình có vị mặn, tanh thường được dùng để bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh con
Vị thuốc Lục lình có vị mặn, tanh.
Dược liệu quy vào kinh Tâm và Thận.
Chưa có nghiên cứu hiện đại nào về công dụng của Huyết lình.
Theo y học cổ truyền, vị thuốc có tác dụng chính là dưỡng khí huyết, bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
Chỉ định sử dụng Lục lình theo kinh nghiêm dân gian:
Dùng để bổ máu, tăng cường sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị thiếu máu, thường được chỉ định cho các trường hợp xanh xao, gầy gò, trẻ con chậm lớn, kém ăn, phát triển kém.
Bồi bổ máu huyết cho phụ nữ sau khi sinh con.
Hỗ trợ điều trị chấn thương, giảm đau nhức xương khớp.
Dùng bôi lên các vết thương kể cả vết thương hở để tăng khả năng chữa lành các vết thương.
Dược liệu Lục lình có thể dùng tán bột, ngâm rượu, làm thành viên hoàn hoặc dùng ăn với cháo nóng.
Liều lượng sử dụng khuyến cáo:
Dùng tươi 2 – 3 g mỗi ngày liên tục trong 45 ngày.
Ngâm rượu với tỷ lệ 100 g Lục lình ngâm với 1 lít rượu 45 độ, trong 15 ngày. Mỗi ngày dùng uống 1 chén trước khi ăn cơm tối. Khi uống có thể hâm nóng rượu để giảm bớt vị tanh.
Có thể tán thành bột, gia thêm mật ong, làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô, bảo quản sử dụng theo đơn thuốc.
Huyết lình có thể dùng ngâm rượu, tán bột ăn với cháo để tăng cường sức khỏe
1. Chữa trẻ con chậm lớn, kén ăn, suy dinh dưỡng
Sử dụng Lục lình sấy khô, tán nhỏ, cho vào cháo nóng để trẻ con ăn vào buổi sáng. Mỗi ngày có thể sử dụng 1 – 2 g, liên tục trong 7 – 10 ngày.
Bài thuốc này có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh đẻ gầy yếu, xanh xao, mệt mỏi, chậm hồi phục sức khỏe.
2. Giảm đau khi té ngã, chấn thương, điều trị viêm đau khớp
Sử dụng Huyết lình liều lượng vừa đủ ngâm với rượu. Cứ 1 phần huyết liền thì 5 phần rượu, ngâm liên tiếp trong 15 ngày là sử dụng được.
Dùng rượu này xóa bóp chỗ chấn thương, sưng đau. Ngoài ra có thể dùng uống để tăng hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, bài thuốc còn có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, điều trị kinh nguyệt không đều.
Huyết lình là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện tại không có nghiên cứu và công trình khoa học cụ thể nào cho biết về công dụng và hiệu quả của vị thuốc. Các bài thuốc thường được truyền miệng và phổ biến trong dân gian.
Khi soi dược liệu dưới kính hiển vi các nhà khoa học cũng chỉ nhìn thấy hồng cầu và một số chất bẩn khác. Ngoài ra không tìm thấy bất cứ thành phần hóa học hoặc thành phần nào khác có tác dụng điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, huyết sau khi được sử dùng qua đường tiêu hóa, chỉ có chất đạm được hấp thụ. Các thành phần khác của máu sẽ không được hấp thụ và thải ra khỏi cơ thể. Phân của người sử dụng dược liệu Huyết lình thường có màu đen. Đây là dấu hiệu các hoạt chất khác của huyết cầu tố không được tiêu hóa và được bào tiết ra khỏi cơ thể.
Do đó, có thể nói việc sử dụng dược liệu Huyết lình không mang lại bất cứ công dụng nào cho sức khỏe. Ngoài ra, dược liệu được lấy trên các mỏm đá trong rừng sâu nên có thể không được đảm bảo về chất lượng và vệ sinh.
Vì vậy, nếu có nhu cầu sử dụng dược liệu Huyết lình, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh