A. Mô tả cây
- Cỏ sống hai năm, cao 1m thân rỗng, lá ở thân không cuống, không có lá kèm, hình giáo nhọn, mọc đối chéo chữ thập, chi có gân giữa nổi lên rõ rệt thôi. Ở phần ngọn thân,lá ngắn hơn, gán hình tim. Ở kẽ lá có một tán chia thành 2-5 nhánh, mỗi nhánh kết thúc bởi một cụm hoa hình chén, nom giống một hoa đều lưỡng tính. Mỗi chén gồm có một tổng bao 5 lá bắc liền nhau gốc, rời và nhọn. Trong những chỗ lõm ngăn cách ngọn các lá bắc có 4 tuyến hình lưỡi liềm. Từ miệng chén mọc ra vô số hoa đực và mỗi hoa một hoa cái ở giữa, mang bởi một cuống dài, thoạt tiên đứng, về sau cong xuống đất.
- Mỗi hoa đực giảm chỉ còn mỗi một nhị, chỉ ngắn mang bao phấn 2 ô mở bởi kẽ nứt đọc hướng ngoài. Chỉ nhị đặt trên một cái chân hình trụ, giới hạn bởi một chỗ thắt vòng quanh gọi là khớp. Hoa cái trần, giảm thành một nhuỵ cấu tạo bởi 3 lá noãn, bầu 3 ô mang 3 vòi gần rời nhau, chẻ đôi ở ngọn. Mỗi ô đụng một noãn có nút úp lên trên. Quả nang có 3 mảnh vỏ, tách rời khỏi trụ quả và mở bởi một kẽ nứt ở giữa lưng. Hạt có mồng, vỏ ngoài màu nâu mờ, trong đựng cây mầm và nội nhũ.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
- Cây mới di thực vào nước ta khoảng hơn 20 năm, nhưng mới chỉ được trồng lẻ tẻ tại một vài vườn thuốc địa phương.
- Mùa hoa vào các tháng 4-7, mùa thu hái hạt dùng làm thuốc với tên tụ tuỳ tử hay thiên kim tử vào các tháng 8-9.
- Hạt hái về bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.
C. Thành phần hoá học
- Trong hạt tuỳ tục tử có từ 40-46% dầu béo, chất gôm. Ngoài ra còn có euphorbiasteroit (độ chảy 199°C là dẫn xuất của epoxylathyrol và những dẫn xuất của cumarin như aesculin, daphneti) daphnin và hiaescuietin (còn gọi là uphorbetin chữa thuỷ thũng trướng man, huyết kết làm kinh nguyệt bế tắc, đàm ẩm trưng kết.
- Thường dùng dưới dạng thuốc sương nghĩa là đã bỏ vỏ, lấy nhân ép vào giữa hai tờ giấy bản, ép bỏ dầu dùng bã. Ngày dùng 0,3 đến 0,6g bã này (sương). Dùng ngoài đắp lên chỗ mẩn ngứa.
D. Công dụng và liều dùng
- Tục tuỳ tử là một vị thuốc lợi tiểu, tẩy mạnh có tác dụng hành thuỷ, phá huyết.
- Theo tài liệu cổ, tục tuỳ tử có vị cay, tính ôn và có đọc vào hai kinh can và thận. Có tác dụng hành thuỷ, phá huyết, công tích, trục ẩm.
- Tục tùy tử còn là nguồn chế nhiên liệu sinh học.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp