Không phải tất cả trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 2 đều bị béo phì: giá trị của việc tầm soát

Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 4 trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 thì có 1 trẻ không bị béo phì vào thời điểm chẩn đoán.

Điều này cho thấy rằng các phương pháp sàng lọc hiện tại có thể bỏ sót một số trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn.

Các hướng dẫn sàng lọc có xem xét các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm: tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, chủng tộc và sắc tộc, và mẹ của đứa trẻ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em và thanh thiếu niên thấp hơn nhiều so với người lớn, nhưng kể từ đầu những năm 2000 đã có sự gia tăng mạnh mẽ tỉ lệ mắc bệnh này ở thanh thiếu niên.

Tình trạng này xảy ra là do khi các tế bào không đáp ứng bình thường với insulin. Một trong những yếu tố nguy cơ đó là thừa cân hoặc béo phì. Đó là lý do tại sao Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị sàng lọc bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên bị thừa cân hoặc béo phì hoặc có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác liên quan.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 4 trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 thì có 1 trẻ không bị béo phì tại thời điểm chẩn đoán. Điều này cho thấy rằng các phương pháp sàng lọc hiện tại có thể bỏ sót một số trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn.

“Có khả năng [có] một nhóm nhỏ trẻ em có chỉ số khối cơ thể bình thường có thể mắc bệnh tiểu đường, nhưng bị bỏ qua trong quá trình sàng lọc tập trung vào khối lượng cơ thể hiện tại”

 

Các yếu tố liên quan khác ngoài chỉ số khối cơ thể

Các hướng dẫn sàng lọc xem xét các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Chủng tộc và sắc tộc
  • Mẹ của đứa trẻ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.

 

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 cần lưu ý

Một trong những mục tiêu của sàng lọc bệnh tiểu đường type 2 là phát hiện sớm trong quá trình bệnh, trước khi các biến chứng xảy ra.  Tuy nhiên, bệnh tiểu đường loại 2 thường được phát hiện trước khi các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng sớm nhất xuất hiện thường là khát nước và đi tiểu nhiều hơn.

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2 nặng hơn - cần được chăm sóc y tế khẩn cấp - bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa
  • Thở nhanh
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Bệnh tiểu đường type 2 cũng liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác ngoài béo phì, bao gồm:

  • Nồng độ lipid trong máu bất thường
  • Huyết áp cao
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
  • Bệnh gan nhiễm mỡ
  • Hội chứng buồng trứng đa nang ở bé gái.

 

Các trường hợp gia tăng ở trẻ em

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh báo cáo rằng mặc dù bệnh tiểu đường loại 2 tương đối hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên - và hiếm gặp trước tuổi dậy thì - từ năm 2002 đến năm 2015, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở nhóm tuổi này đã tăng khoảng 5% mỗi năm,

Ngoài ra, một nhóm các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng mạnh bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em và thanh thiếu niên trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, những lý do cho sự gia tăng này là không rõ ràng.

Việc duy trì lối sống lành mạnh và chỉ số BMI khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại này.

 

Nguồn:

  1. https://www.healthline.com/health-news/not-all-kids-with-type-2-diabetes-have-obesity-what-parents-need-to-know#Rising-cases-in-children
  2. https://diabetesjournals.org/care/article/43/Supplement_1/S14/30640/2-Classification-and-Diagnosis-of-Diabetes#T4
  3. https://jamanetwork.com/journals/jamanetworkopen/fullarticle/2799572
return to top