Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các báo cáo chỉ ra rằng các kháng thể nhanh chóng suy yếu sau khi nhiễm bệnh. Ngay sau đó các kênh truyền thông chính thống giải thích điều này có nghĩa là khả năng miễn dịch không tồn tại lâu dài”. “Nhưng đó là cách hiểu sai”-PGS.TS. Ali Ellebedy, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và hệ miễn dịch, y học và sinh học phân tử cho biết- “điều này là hoàn toàn bình thường khi nhiễm bệnh, kháng thể tuy yếu đi nhưng không hề mất đi”. Theo như báo cáo của các nhà khoa học ở Washington University School of Medicine ở St. Louis, trên tạp chí Nature vào tháng 5 vừa qua, họ đã tìm thấy được tế bào sản sinh ra kháng thể của các ca mắc sau 11 tháng kể từ khi có triệu chứng nhiễm bệnh đầu tiên.
Trong quá trình nhiễm virus, tế bào miễn dịch nhanh chóng sản xuất kháng thể và đi vào hệ tuần hoàn theo đường máu làm hàm lượng kháng thể tăng vọt. Một khi đã giải quyết xong sự nhiễm bệnh, đa phần các tế bào này sẽ chết và lượng kháng thể trong máu giảm xuống. Một lượng nhỏ tế bào tạo kháng thể được gọi là tế bào huyết tương sống lâu (long-lived plasma cells – LLPCs) sẽ đến tủy và tồn tại ở đây. Các tế bào này tiếp tục tiết lượng kháng thể thấp vào máu để chống lại những cuộc “chạm trán” khác với virus.
PGS. TS Ellebedy cho rằng chìa khóa để tìm ra liệu nhiễm COVID-19 nhẹ có dẫn đến kháng thể bảo vệ lâu dài chính là ở tủy xương. Ellybedy đã làm việc cùng các chuyên gia trong một dự án theo dõi mức kháng thể của các bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19 để xác định liệu các LLPCs có sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu nhắm đích SARS-CoV-2 hay không.
Được sự hỗ trợ từ cộng đồng, có 77 người nhiễm COVID-19 cung cấp mẫu máu trong 3 tháng bắt đầu từ 1 tháng sau khi có triệu chứng nhiễm. Hầu hết người tham gia là các ca nhẹ nhưng có 6 ca nặng phải nhập viện. Trong số những người tham gia đã nhiễm bệnh trước đó 7 hoặc 8 tháng, có 18 người được lấy tủy xương, sau đó 4 tháng, 5 trong số họ quay lại cung cấp mẫu tủy xương lần hai. Các nhà khoa học cũng lấy tủy xương của 11 người khỏe mạnh không nhiễm COVID-19 để đối chứng.
Như mong đợi, mức kháng thể trong máu của những người nhiễm COVID-19 giảm xuống nhanh chóng trong những tháng đầu tiên nhiễm bệnh, sau đó thì chững lại, một vài kháng thể được phát hiện trong 11 tháng sau khi nhiễm bệnh. Hơn nữa, 15 trong 19 mẫu tủy xương của những bệnh nhân nhiễm COVID-19 có chứa thế bào sản sinh kháng thể đặc hiệu hướng đích SAR-CoV-2. Những tế bào này cũng tìm được từ 5 bệnh nhân quay trở lại cung cấp mẫu tủy. Không ai trong số 11 người chưa từng nhiễm COVID-19 chứa tế bào sản sinh loại kháng thể này.
PGS.TS Ellebedy còn cho biết rằng: đối với những ca nhiễm nhẹ, virus bị loại khỏi cơ thể 2 đến 3 tuần sẽ không thể thúc đẩy sự phản ứng từ hệ miễn dịch sau đó 7 – 11 tháng. Những tế bào tạo kháng thể đặc hiệu này sẽ không phân chia và tiếp tục tồn tại ở tủy xương từ lúc khỏi bệnh cho đến mãi mãi về sau.
Các nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng những người bị nhiễm nhưng không có dấu hiệu cũng có khả năng để lại hệ miễn dịch lâu dài. Tác giả chính PhD. Jackson Turner nói rằng: “Nguyên nhân con người bị bệnh đó là do họ có nhiều virus trong cơ thể và cũng có nhiều virus xung quanh có thể thúc đẩy hệ miễn dịch phản hồi tích cực. Điều này không rõ ràng, vì thế chúng ta cần mở rộng nghiên cứu ở những ca nhiễm vừa đến nặng để biết được bệnh nhân có được bảo vệ khi tái nhiễm hay không?”. Đồng thời, nhóm cũng đang nghiên cứu việc tiêm vaccine có tạo ra tế bào sinh ra kháng thể lâu dài hay không?
Nguồn tham khảo:
[1] Tamara Bhandari, Washington University School of Medicine in St. Louis, News, Good news: Mild COVID-19 induces lasting antibody protection, 2021.
[2] Turner JS, Kim W, Kalaidina E, Goss CW, Rauseo AM, Schmitz AJ, Hansen L, Haile A, Klebert MK, Pusic I, O’Halloran JA, Presti RM, Ellebedy AH. SARS-CoV-2 infection induces long-lived bone marrow plasma cells in humans. Nature. May 24, 2021. DOI: 10.1038/s41586-021-03647-4