Những bệnh nhân đột quỵ có nhiều nguy cơ mắc viêm phổi trong quá trình nhập viện và tỉ lệ viêm phổi liên quan đến đột quỵ (SAP) dao động từ 7,1-31,3%. Các nghiên cứu xác định rằng SAP liên quan độc lập tới tử vong sớm, thời gian nằm viện kéo dài và tiên lượng xấu ở những bệnh nhân đột quỵ. Để cải thiện tiên lượng ở những bệnh nhân đột quỵ, cần phải xác định sớm các yếu tố nguy cơ gây nên viêm phổi, từ đó có thể can thiệp điều trị cũng như phòng ngừa.
Vitamin D là một loại hormone neurosteroid tác động đến nhiều bệnh lý bao gồm đột quỵ, bệnh tim mạch và đa xơ cứng rải rác. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng lượng vitamin D thấp thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ não do việc giảm lượng vitamin D nhập, thiếu vận động ngoài trời, cơ thể giảm tổng hợp. Thêm vào đó, vitamin D có đặc tính chống viêm và thiếu vitamin D có thể tăng hoạt động nhiễm trùng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng thiếu hụt vitamin D có liên quan tới viêm phổi sau đột quỵ cấp.
Cho rằng lượng vitamin D thấp thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ, các nhà nghiên cứu hướng đến việc tìm ra mối liên quan giữa vitamin D và SAP ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp (AIS).
Với sự hiểu biết hiện tại, đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin D và sự tiến triển của viêm phổi sau đột quỵ thiếu máu não. Và phát hiện rằng thiếu hụt vitamin D khi nhập viện là một yếu tố nguy cơ đáng tín cậy làm tăng khả năng mắc SAP.
Trong nghiên cứu này, 11,8% bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi sau đột quỵ cấp tính trong thời gian điều trị nội trú, điều này phù hợp với những tài liệu trước đó. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận tuổi tác và độ nặng đột quỵ (theo thang điểm NIHSS) là những yếu tố nguy cơ mắc SAP trong các nghiên cứu khác.
Hơn nữa, trong nghiên cứu này, 24,5% bệnh nhân bị SAP có triệu chứng nuốt khó, tăng đáng kể so với những người không có SAP.
Phân tích hồi quy logistic hiệu chỉnh cho thấy triệu chứng khó nuốt có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh SAP (OR = 1.855, 95% CI = 1.049 -3.278). Hiện tại, chỉ có một vài nghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng của chứng khó nuốt ở bệnh nhân đột quỵ đã được công bố. Những phát hiện này phù hợp với một nghiên cứu được điều tra bởi Martino và cộng sự, rằng những bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt có nguy cơ mắc bệnh SAP cao gấp 11 lần. Các nghiên cứu khác gần đây cũng báo cáo kết quả tương tự. Ngoài ra, cũng như nhiều nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng ghi nhận tăng huyết áp và hút thuốc lá có liên quan đến viêm phổi sau đột quỵ.
Trong các nghiên cứu trước đây, một vài chỉ số sinh học đã được mô tả là dấu ấn sinh học đầy hứa hẹn liên quan đến SAP. Một nhóm nghiên cứu người Hàn Quốc phát hiện ra rằng những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp có tỷ lệ bạch cầu trung tính cao hơn so với bạch cầu lympho có khả năng mắc bệnh SAP cao hơn. Nhiều nghiên cứu lâm sàng quan sát thấy rằng procalcitonin rất hữu ích trong chẩn đoán sớm SAP.
Một nghiên cứu khác cho thấy nồng độ chất P trong nước bọt có thể là yếu tố sinh học để dự đoán SAP vì bệnh nhân AIS có tần suất nuốt tự nhiên thấp sẽ có nồng độ chất P trong nước bọt thấp. Hiện đây, Zapata-Arriaza và cộng sự cho rằng pro-adrenomedullin dự đoán sự kết hợp của amyloid huyết thanh một thụ thể hoạt hóa plasminogen loại protein hòa tan urokinase có thể cải thiện giá trị tiên đoán của nó. So với các dấu ấn sinh học trên, vitamin D là một dấu ấn sinh học ban đầu được kiểm tra thường xuyên trên lâm sàng.
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ thiếu hụt vitamin D vào khoảng là 31,6%. Dữ liệu của 41.504 bệnh nhân ở Mỹ chỉ ra tỉ lệ 63,6% thiếu hụt vitamin D (≤30 ng/mL). Một nghiên cứu khác ở Kampala, Uganda - nơi nhiều nắng, tỉ lệ này chỉ khoảng 15%. Tỉ lệ này khác nhau ở các nơi có thể do khác biệt từ các phương pháp khác nhau để đo lường vitamin D cũng như thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khác nhau. Hơn nữa, thấy rằng OR của nhóm thiếu vitamin D cao hơn nhóm thiếu vitamin D, điều này cho thấy lượng vitamin D cơ thể có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của SAP. Ngoài ra phép hồi quy spline cũng chỉ ra tương quan của nguy cơ SAP và mức độ thiếu hụt vitamin D.
Hiện không có nghiên cứu nào khác khám phá mối liên quan giữa vitamin D và SAP. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã điều tra mối liên quan giữa vitamin D và các bệnh về đường hô hấp. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng vitamin D có liên quan nghịch với nguy cơ viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ở người lớn sống trong cộng đồng. Tuy nhiên, một phân tích cắt ngang trong nghiên cứu Dịch tễ học về béo phì của Hà Lan cho thấy nồng độ vitamin D không liên quan đến chức năng phổi hoặc viêm đường thở ở 6671 người trong dân số chung.
Điều đáng chú ý là những người tham gia là những bệnh nhân bị đột quỵ cấp tính và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, Dancer và cộng sự phát hiện ra rằng thiếu vitamin D có thể dẫn đến tăng phản ứng viêm phế nang, tổn thương biểu mô và thiếu oxy. Các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng, khi cơ thể mắc bệnh, vitamin D có tác động tích cực trong việc duy trì tính toàn vẹn biểu mô phổi và ức chế phản ứng viêm. Bổ sung vitamin D làm thay thế hình thái phổi trong điều trị loạn sản phế quản do LPS, do ức chế sản xuát INF- γ, từ đó ức chế viêm. Vitamin D cũng đã được chứng minh tăng cường khả năng của bạch cầu trung tính tiêu diệt Streptococcus pneumoniae và ức chế quá mức viêm và quá trinh chết tế bào. Tác dụng có lợi tương tự của vitamin D đã được quan sát thấy trong xơ phổi do ngộ độc paraquat; vitamin D thể hiện tác dụng chống viêm của nó bằng cách giảm bài tiết các cytokine tiền viêm.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tuyển nhiều bệnh nhân AIS để hình thành cơ sở dữ liệu lâm sàng trong hồi cứu này từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019 để phát triển một mô hình biểu đồ hữu ích để dự đoán nguy cơ mắc SAP ở bệnh nhân AIS. Các yếu tố dự đoán bao gồm tuổi, điểm NIHSS khi nhập viện, rung nhĩ, đặt sonde dạ dày, thở máy, nồng độ fibrinogen và số lượng bạch cầu. Hơn nữa, biểu đồ SAP cho thấy khả năng dự đoán tốt và nó vượt trội so với các mô hình thông thường khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã không thu thập dữ liệu về vitamin D để phân tích trước đó, vì vậy vitamin D không được đưa vào mô hình biểu đồ này như một công cụ dự đoán. Mặc dù hai nghiên cứu này có tới 230 bệnh nhân chồng chéo, mục đích và phương pháp của hai nghiên cứu này hoàn toàn khác nhau. Do đó, các nhà khoa học nghĩ rằng sự chồng chéo tiềm năng giữa các bệnh nhân trong hai nghiên cứu này không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và khám phá các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân SAP từ các quan điểm khác nhau.
Tóm lại, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ vitamin D thấp trong huyết thanh khi nhập viện có liên quan đến SAP trong bệnh viện ở bệnh nhân mắc AIS. Nghiên cứu này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc cho các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo để kiểm tra xem việc bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt gánh nặng của SAP sau AIS hay không.
Xem thêm về lượng vitamin D theo tuổi
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh