✴️ Mức vitamin D trong cơ thể bình thường là bao nhiêu?

Mức vitamin D bình thường

Theo Văn phòng bổ sung chế độ ăn uống Hoa Kỳ, lượng vitamin D tối thiểu mà một người cần mỗi ngày là:

 

Độ tuổi

Lượng vitamin D tối thiếu

0 – 12 tháng tuổi

 

10 microgam (mcg) hoặc 400 đơn vị quốc tế (IU)

 

1 – 70 tuổi

 

15 mcg hoặc 600 IU

 

Trên 70 tuổi

 

20 mcg hoặc 800 IU

 

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng cần 15 mcg hoặc 600 IU vitamin D mỗi ngày.

Các xét nghiệm máu thường được chỉ định để kiểm tra lượng vitamin D. Đơn vị tính có thể là nanomole mỗi lít (nmol/l) hoặc nanogram trên mililit (ng/ml).Bảng dưới đây cho biết phạm vi tương đối cho các đối tượng dựa theo tuổi:

Kết quả xét nghiệm vitamin D trong máu

Thấp

30nmol/l hoặc 12 ng/ml trở xuống

Đủ

50nmol/l hoặc 20 ng/ml trở lên

Cao

125nmol/l hoặc 50 ng/ml trở lên

 

Nếu cần thêm thông tin, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm vitamin D trong máu.

Tầm quan trọng của vitamin D

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxiphốt pho - hai khoáng chất quan trọng để xây dựng xương chắc khỏe. Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể yếu hoặc giòn gây ra các tình trạng như còi xương ở trẻ em hoặc loãng xương ở người lớn tuổi.

Vitamin D cũng góp phần vào hoạt động sức mạnh của cơ bắp, thần kinh, não và hệ thống miễn dịch. Bằng chứng cho thấy vitamin D có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh lý trong đó có một số loại ung thư.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu tác dụng của vitamin D đối với một số tình trạng sức khỏe cụ thể. Nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng đến các bệnh như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh đa xơ cứng đang được tìm hiểu chuyên sâu hơn.

          Vai trò của vitamin D đối với cơ thể

Thiếu vitamin D

Cơ thể nhận được vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc từ một số nguồn thực phẩm. Tình trạng thiếu hụt vitamin D khi cơ thể không được bổ sung đủ lượng vitamin D từ các nguồn này. Các triệu chứng thiếu vitamin D có thể không rõ rệt nhưng các triệu chứng điển hình là đau xương và yếu cơ.

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, một số đối tượng có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao hơn những người khác như:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ;
  • Người lớn tuổi, hoặc những người trẻ tuổi không hấp thụ đủ lượng vitamin D;
  • Những người có làn da sẫm màu - hấp thụ ít vitamin D từ ánh sáng mặt trời;
  • Những không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài;
  • Những người bị béo phì có các tế bào mỡ liên kết với vitamin D và ngăn chặn vitamin D đi vào máu;

Một số tình trạng sức khỏe và thuốc cũng có thể khiến người khác khó hấp thụ vitamin D hơn, bao gồm:

  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan;
  • Một số loại ung thư;
  • Bệnh Crohn;
  • Bệnh celiac;
  • Các tình trạng viêm mạn tính;
  • Cường cận giáp;
  • Thuốc chống động kinh;
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS.
  • Phẫu thuật dạ dày.

Cách tăng mức vitamin D cho cơ thể

Một lượng vitamin D được cung cấp cho cơ thể thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, vì mức độ ánh sáng khác nhau nên tùy thuộc vào vị trí và thời gian có nắng, một số người có thể không thể nhận đủ lượng vitamin D cần thiết từ ánh sáng mặt trời.

Một nghiên cứu năm 2019 ở Thụy Sĩ cho thấy chỉ cần 10 - 15 phút phơi nắng mỗi ngày là đủ để cung cấp 1.000 IU vitamin D vào mùa xuân và mùa hè.

Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời cũng có thể gây tổn thương da và gây cháy nắng, vì vậy cần sử dụng kem chống nắng khi hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.

Ngoài ra, vitamin D cũng có thể được cung cấp từ các loại thực phẩm. Theo Văn phòng bổ sung chế độ ăn uống, nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm:

  • Cá có dầu, như cá thu, cá ngừ và cá hồi;
  • Gan bò;
  • Nấm Portobello;
  • Ức gà;
  • Sản phẩm từ sữa;
  • Ngũ cốc.

Nghiên cứu trên các nhân viên văn phòng Úc cho thấy, việc ăn nhiều cá có tác động tích cực đến mức độ vitamin D của cơ thể.

Bao nhiêu là quá nhiều?

Vì vitamin D chỉ có mặt trong một vài thực phẩm tự nhiên, nên cách khiến cơ thể nhận quá liều vitamin D chính là việc sử dụng các thực phẩm bổ sung quá mức. Theo một nghiên cứu, ngộ độc vitamin D có thể tạo ra các triệu chứng bao gồm:

  • Nôn mửa tái phát;
  • Đa niệu;
  • Lú lẫn, lờ đờ;
  • Khát nước;
  • Đau bụng;
  • Mất nước.

Các giới hạn trên đối với lượng vitamin D mà một người nên dùng mỗi ngày theo độ tuổi, như sau:

Tuổi

Liều tối đa

0 – 6 tháng

25 mcg hoặc 1.000 IU

7 – 12 tháng

38 mcg hoặc 1.500 IU

1 – 3 tuổi

63 mcg hoặc 2.500 IU

4 – 8 tuổi

75 mcg hoặc 3.000 IU

Từ 9 tuổi

100 mcg hoặc 4.000 IU

Khi nào đi khám bác sĩ

Đi khám nếu nhận thấy các triệu chứng ngộ độc hay thiếu vitamin D. Bác sĩ có thể kiểm tra, thăm khám đồng thời chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tóm lược

Vitamin D là cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho sức khỏe của xương. Mức vitamin D bình thường trong máu là 20 ng/ml hoặc cao hơn đối với người lớn. Những người ở độ tuổi 1-70 tuổi nên bổ sung ít nhất 15 mcg hoặc 600 IU vitamin D mỗi ngày. Ở người lớn tuổi hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D có thể cần bổ sung lượng nhiều hơn.

Xem thêm: Những ngộ nhận về sử dụng Vitamin

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top