ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ LIỆU THEO PHÁC ĐỒ MFOLFOX6 TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư đại trực tràng là một loại ung thư rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam, mỗi năm có 800000 người mới mắc. Tại Viện Nam, UTĐTT đứng hàng thứ 5 và chiếm 9% tổng số BN Ung thư.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản, triệt căn ở các trường hợp giai đoạn sớm. Nhưng thường bệnh nhân nhập viện trong giai đoạn trễ, điều trị đa mô thức giúp cải thiện tình trạng di căn, tái phát, kéo dài thời gian sống còn. Chúng tôi tiến hành kết hợp hóa trị sau mổ cho các bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại BV Nguyễn Tri Phương từ năm 2016 đến nay. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của hóa trị kết hợp phẫu thuật. Do đó, chúng tôi làm nghiên cứu này nhằm đánh giá:

  • Tỷ lệ tái phát ung thư đại tràng khi kết hợp hóa trị sau mổ sau 1 năm theo dõi
  • Tỷ lệ sống của BN ung thư đại tràng có hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật sau 1 năm theo dõi

KẾT LUẬN

Với 54 BN được phẫu thuật cắt đại trực tràng và hóa trị tại BV Nguyễn Tri Phương, và được hóa trị với phác đồ mFolfox6, sau 1 năm theo dõi, chúng tôi có tỷ lệ sống sau 1 năm theo dõi là 94,4 %, tỷ lệ tái phát tại chỗ sau 1 năm là 5,6%, tỷ lệ di căn xa là 9,3%

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hoàng Kim Ngân(2006),Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, bệnh học và kháng nguyên biểu hiện gen P53, Ki67, Her-2/neu trong ung thư đại  trực tràng, Luận văn Bác sĩ CKII, Học viện Quân y,Hà Nội.
  2. Đình Roanh, Hoàng Văn Kỳ, Ngô Thu Thoa (1999). Nghiên cứu hình thái học ung thư đại trực tràng gặp tại Bệnh viện K Hà Nội 1994 - 1997, Tạp chí thông tinYdược, số đặc biệt chuyên đề ung thư, Nội, tr 6670.
  3. Leroy J, Jamali F, Forbes L, et al (2003), “Laparoscopic total mesorectal excision (TME) for rectal cancer surgery: long- term outcomes”, Surg Endosc, (18), pp.281-289.
  4. McFarlane M.E., Rhoden A., Fletcher P.R., et al. (2004). Cancer of the colon and rectum in a Jamaican population: diagnostic implications of  the changing frequency and subsite distribution, West Indian Med J, 53(3), pp.170-3.
  5. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức, NguyễnChấn Hùng (2001). Công trình nghiên cứu tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam, Tạp chí thông tin Y dược, số 2, 19-26.
  6. Phan Thị Hồng Đức(2010), Hóa trị hỗ trợ carcinoma đại tràng giai đoạn III bằng phác đồ Oxaliplatin, 5-Fluorouracil và Leucovorin, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
  7. Phan Văn Duyệt (2000). Một số nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh ung  thưđại tràng tại bệnh ung thư đại tràng tại bệnh viện đa khoa Việt Tiệp, Hải Phòng từ 1995 - 2000. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 4, phụ bản số 4: 129 –135.
  8. Trần Thị Như Quỳnh, Nguyễn Ngọc Trung, và các cs (2017). Nhận xét một số đặc điểm lầm sàng, cận lâm sàng trong điều trị ung thư đại trực tràng  bằng phẫu thuật kết hợp hóa chất theo phác đồ Folfox4, Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, 17 (60), tr 5-9.
  9. Tsang WWC, Chung CC, Kwok SY, Li MKW (2005), “Minimally invasive surgery for rectal cancer”, Surg Clin N Am, (85), pp.61-73.

 

 

return to top