✴️ Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ cho hiệu quả ở trường hợp nào?

Nội dung

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ được biết đến là bài thuốc dân gian áp dụng rộng rãi. Cách làm này dễ thực hiện, cho hiệu quả tốt và chi phí thấp. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh bằng nghệ không phải trường hợp nào cũng cũng cho hiệu quả tốt mà cần thực hiện đúng cách, đúng thời điểm.

 

1. Viêm loét dạ dày và các giai đoạn bệnh

1.1. Bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là loại bệnh lý đường tiêu hóa thường xuyên gặp phải ở mọi đối tượng. Bệnh xảy ra khi lớp nhầy bảo vệ thành niêm mạc bị bào mòn bởi một số nguyên nhân điển hình nhất đến từ hoạt động của vi khuẩn HP, sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm quá nhiều hoặc chế độ ăn không khoa học, căng thẳng mệt mỏi kéo dài,..

Khi mất đi lớp bảo vệ, thành niêm mạc sẽ lộ ra các lớp bên dưới và dẫn tới việc hình thành nên các tổn thương dạng viêm loét.

Bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể gặp ở mọi đối tượng nhất là ở người cao tuổi

 

1.2. Giai đoạn phát triển bệnh

Bệnh loét dạ dày tiến triển từ giai đoạn đầu cấp tính đến giai đoạn tổn thương lâu năm mạn tính, cụ thể như sau:

– Giai đoạn loét cấp tính:

Đây là thời điểm khởi phát bệnh với các triệu chứng rầm rộ nhất. Chính vì vậy, việc nhận biết về bệnh cũng khả thi hơn với các dấu hiệu khá rõ ràng như: cơn đau bụng dữ dội tại vùng thượng vị, bị chán ăn, hay bỏ bữa, cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn, đôi khi còn có thể nôn ra máu,…

Các triệu chứng cấp tính thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên người bệnh cần kịp thời phát hiện và xử lý ngay, không chủ qua bỏ qua bệnh nếu không viêm loét sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn, điều trị cũng phức tạp hơn.

– Giai đoạn loét mạn tính:

Các tổn thương mới dần ổn định sẽ có xu hướng lan rộng hoặc ăn sâu theo thời gian. Lúc này, các dấu hiệu nhận biết cũng sẽ không còn rõ ràng như trước nữa, đôi khi chỉ là cảm giác đau bụng hay một số biểu hiện chung của rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng của viêm loét mạn tính.

Nếu người bệnh càng để lâu thì việc điều trị càng thêm khó khăn hơn nhất là các ca bệnh xảy ra biến chứng nặng từ viêm loét dạ dày. Nhiều trường hợp, người bệnh còn có thể phải thực hiện can thiệp phẫu thuật cắt dạ dày.

 

2. Khi nào có thể áp dụng chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ

Thành phần curcumin có trong nghệ tươi (khoảng 2-7%) có tác dụng chống oxy hóa cao, chống viêm tốt cùng khả năng giải độc gan và giúp kích thích tiết mật. Chính vì vậy nghệ rất hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh lý tiêu hóa nói chung nhất là các bệnh dạ dày.

Cụ thể, nghệ giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, cảm giác buồn nôn, khó tiêu đồng thời giúp tăng cường lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tham gia làm lành ổ viêm loét.

Tuy lợi ích lớn là vậy nhưng việc điều trị bằng nghệ cũng có những hạn chế nhất định như cho hiệu quả khi thực hiện lâu dài, chỉ có tác dụng phòng bệnh và hỗ trợ điều trị với trường hợp viêm loét dạ dày giai đoạn đầu khi tổn thương còn nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh nặng sẽ cần thực hiện điều trị phức tạp hơn theo đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định.

Khi nào có thể chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ

Nghệ cho hiệu quả điều trị tốt với các trường hợp viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu được phát hiện sớm

 

3. Các cách chữa bệnh dạ dày bằng nghệ được áp dụng phổ biến

3.1. Chữa viêm loét dạ dày bằng tinh bột nghệ và mật ong

Tinh bột nghệ và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo tạo ra thành phẩm mang hiệu quả tuyệt vời trong điều trị các bệnh dạ dày nói chung.

Chuẩn bị:

– Chuẩn bị 300g tinh bột nghệ.

– Cùng 150ml mật ong (có thể thay đổi lượng tùy theo nhu cầu của mỗi người).

Cách làm:

– Trộn đều hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong, sau đó thêm lượng nước ấm vừa đủ rồi khuấy đều là có thể sử dụng ngay.

– Ngoài ra, bạn có thể cho lượng nước ít hơn để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó vo thành từng viên bột nghệ mật ong nhỏ, tiếp đó sấy khô rồi bảo quản trong lọ thủy tinh.

Mỗi lần sử dụng, bạn dùng một lượng khoảng 15g, ngày uống 2 lần trước khi ăn, bởi lúc đói bụng là thời điểm thích hợp nhất để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Hãy kiêm trì sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định thường từ 15 ngày trở lên để thấy rõ sự thuyên giảm của bệnh.

Kết hợp tinh bột nghệ và mật ong chữa bệnh dạ dày

Tinh bột nghệ và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

 

3.2. Chữa viêm loét dạ dày bằng tinh bột nghệ và chuối hột xanh

Trong chuối hột xanh có chứa các chất có lợi cho tiêu hóa như vitamin A, sắt, protein,… Không những thế, nó còn có tác dụng chống viêm, sát khuẩn tốt và kích thích tiêu hóa mà không làm tăng nồng độ axit trong dạ dày.

Vì thế, sự kết hợp giữa chuối hột xanh cùng với tinh bột nghệ giúp nhân đôi hiệu quả, mang lại một bài thuốc hữu hiệu cho người mắc bệnh đau dạ dày.

Chuẩn bị:

– Chuẩn bị 300g tinh bột nghệ

– Cùng 300g chuối hột xanh đã được lột vỏ và cắt miếng

– Thêm 300g bột sắn.

Cách làm:

– Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên rồi cho vào lọ thủy tinh sạch và đậy kín nắp.

– Khi hỗn hợp đã có thể sử dụng, bạn nên dùng đều đặn ngày 2 lần và mỗi lần chỉ nên lấy từ 2 – 3 thìa cà phê. Pha hỗn hợp cùng với 1,5 lít nước ấm và uống trực tiếp. Nếu cảm thấy khó uống thì có thể thêm một vài giọt mật ong, nó cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả và dễ uống hơn.

Đối với bài thuốc này, người bệnh viêm loét vẫn cần kiên trì sử dụng từ 1 – 3 tháng mới thấy được hiệu quả. Lưu ý, khi sử dụng cần uống kèm thêm nhiều nước để hạn chế sự lắng đọng cặn nghệ ở dạ dày.

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ cho hiệu quả tốt nhất ở giai đoạn đầu khi phát hiện sớm về bệnh. Người bệnh viêm loét dạ dày cần chủ động thăm khám sớm, tuân thủ đúng phác đồ điều trị cùng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để khỏi bệnh nhanh chóng, an toàn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top