ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU SỬ DỤNG THUỐC REMDESIVIR TRÊN BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Tác giả: Lê Cao Phương Duy*, Võ Thị Hà*, Đặng Cao Hạnh*, Từ Mỹ Hương*,

Vương Nguyễn Thái Anh**

*Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

**Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của người bệnh COVID-19 nội trú được chỉ định thuốc remdesivir và đặc điểm sử dụng thuốc; Khảo sát kết quả điều trị bằng remdesivir và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị trên người bệnh COVID-19 nội trú.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và hồi cứu hồ sơ bệnh án trong khoảng thời gian từ 01/08/2021 đến 31/12/2021, dữ liệu được thu thập với tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm: (1) người bệnh từ 18 tuổi trở lên, (2) nhập viện điều trị COVID-19, (3) được điều trị bằng remdesivr và sẽ bị loại bỏ nếu thiếu các thông tin quan trọng trong nghiên cứu. Thống kê mô tả được thực hiện với hầu hết các nội dung nghiên cứu, ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phép thử kiểm định Chi bình phương (hoặc phép kiểm chính xác Fisher đối với kết quả cho giá trị tần suất kì vọng nhỏ hơn 5) và mô hình hồi quy logistic nhị phân để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Kết quả: Từ 117 hồ sơ bệnh án của người bệnh COVID-19 nội trú trong giai đoạn bốn tháng, có 92 hồ sơ thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. 68,5% người bệnh là nữ, độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi chiếm 63,0% và 88,0% trường hợp có tối thiểu một bệnh đồng mắc. Không có trường hợp nhập viện nào ở tình trạng nguy kịch hay thở ECMO vào ngày trước khi sử dụng remdesivir. Phần lớn các ca nhiễm SARS-CoV-2 đều có nhiễm khuẩn, bất thường chức năng đông máu và thâm nhiễm phổi (lần lượt là 92,4%, 70,7% và 90,2%). Bệnh viện gần như tuân thủ theo các hướng dẫn trong nước và quốc tế khi điều trị bằng remdesivir. Các thuốc được chỉ định cùng lúc với remdesivir để điều trị COVID-19 bao gồm thuốc kháng sinh (96,6%), chống đông (97,8%) và chống viêm (93,7%) được sử dụng phổ biến. 83,7% người bệnh có cải thiện lâm sàng và đạt được kết quả xuất viện tích cực với số ngày nằm viện trung vị là 11,5 (4-41) ngày mặc dù có đến 8 trường hợp tử vong chiếm 8,7%. Tác dụng phụ - tăng men gan được ghi nhận duy nhất ở một trường hợp. Thời gian sử dụng công cụ hỗ trợ hô hấp của người bệnh là yếu tố duy nhất mà nghiên cứu nhận thấy có khả năng ảnh hưởng đến thời gian nằm viện với giá trị p = 0,013 được xem là có ý nghĩa thống kê và OR = 2,927 (1,254 – 6,879).

Kết luận: Phần lớn người bệnh nhập viện vì COVID-19 được điều trị bằng remdesivir đã cải thiện lâm sàng và đạt kết quả tốt. Nghiên cứu góp phần vào sự hiểu biết về tác dụng thực tế của remdesivir tại bệnh viện..

Từ khóa: COVID-19, người bệnh nội trú Remdesivir, SARS-CoV-2, Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong số 92 hồ sơ bệnh án thỏa mãn cả tiêu chuẩn lựu chọn và tiêu chuẩn loại trừ, một số kết quả then chốt mà nghiên cứu đã tìm ra được bao gồm các số liệu sau:

Đa số người bệnh COVID-19 nội trú có tuổi trung bình là 62,54 tuổi, có từ bốn bệnh đồng mắc trở lên (41,3%) và không rơi vào tình trạng nguy kịch khi nhập viện điều trị nội trú.

Không có bất kỳ trường hợp nào phải sử dụng ECMO vào ngày trước khi sử dụng remdesivir. Hầu hết hình ảnh phổi của người bệnh đều bị thâm nhiễm phổi (90,2%) và có biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn (92,4%).

Việc sử dụng thuốc remdesivir hầu hết tuân theo các hướng dẫn điều trị trong và ngoài nước. Thuốc chống đông (97,8%), thuốc chống viêm (96,7%) và thuốc kháng sinh (92,4%) là các nhóm thuốc được chỉ định cho đồng thời với remdesivir cho đa số người bệnh.

Phần lớn người bệnh cải thiện về mặt lâm sàng (83,7%) và đạt được kết quả tích cực khi xuất viện (89,1%). Tuy nhiên, có đến 8 ca tử vong được ghi nhận (8,7%) trong đó bao gồm 1 trường hợp xuất hiện ADR của thuốc.

Thời gian người bệnh nằm viện điều trị trung vị là 11,5 (4-41) ngày.

Thời gian người bệnh sử dụng hỗ trợ hô hấp từ khi nhập viện đến khi xuất viện là 7 (0-41) ngày.

Người bệnh cần hỗ trợ hô hấp không quá 7 ngày thường có xu hướng nằm viện điều trị không quá 11,5 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Government of United Kingdom (2022), Guidance COVID-19: epidemiology, virology and clinical features, UK Health Security Agency, accessed December 25-2022, from https://www.gov.uk/government/publications/wuhan-novel coronavirus-background-information/wuhan-novel-coronavirus epidemiology-virology-and-clinical-features#who-this-information is-for.
  2. Bộ Y tế (2020), Quốc tế đánh giá Việt Nam phòng chống đại dịch COVID-19 hiệu quả, truy cập ngày ngày 25 tháng 12-năm 2022, tại trang web https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong//asset_publisher/gHbla8vOQ DuS/content/quoc-te-anh-gia-viet-nam-phong-chong-ai-dich-covid-19-hieu-qua.
  3. Eastman, Richard T, et al. (2020), "Remdesivir: a review of its discovery and development leading to emergency use authorization for treatment of COVID-19", ACS central Science. 6(5), pp. 672-683.
  4. U. S. Food and Drug Administration (2020), "FDA approves first treatment for COVID-19", Food and Drug Administration news release. Published October. 22.
  5. Hidalgo-Tenorio, Carmen, García-Vallecillos, Coral, and Sequera-Arquelladas, Sergio (2021), "Real-world outcomes of COVID-19 treatment with remdesivir in a Spanish hospital", Medicine. 100(37).
  6. Ali, Karim, et al. (2022), "Remdesivir for the treatment of patients in hospital with COVID-19 in Canada: a randomized controlled trial", CMAJ. 194(7), pp. E242-E251.
  7. Abani, Obbina, et al. (2022), "Baricitinib in patients admitted to hospital with COVID-19 (RECOVERY): a randomised, controlled, open-label, platform trial and updated meta-analysis", The Lancet. 400(10349), pp. 359-368.
  8. Sở Y tế Thái Nguyên (2021), Thuốc Remdesivir được sử dụng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở TP. Hồ Chí Minh, truy cập ngày ngày 25 tháng 12-năm 2022, tại trang web http://soytethainguyen.gov.vn/tin-trong-nganh/-/asset_publisher/XQT17zvLF0Iw/content/thuoc-remdesivir-uoc-su-dung-ieu-tri-cho-benh-nhan-covid-19-o-tphcm/20181.
  9. Lee, Stephen, et al. (2020), "Remdesivir for the treatment of severe COVID-19: a community hospital's experience", Journal of Osteopathic Medicine. 120(12), pp. 926-933.
  10. Yu, Wanqi, et al. (2021), "Impact of obesity on COVID-19 patients", Journal of Diabetes and its Complications. 35(3), p. 107817.
  11. Wang, Yeming, et al. (2020), "Remdesivir in adults with severe COVID-19: a randomised, double-blind, placebo-controlled, multicentre trial", The lancet. 395(10236), pp. 1569-1578.
  12. Polivka, Lorinc, et al. (2022), "Long-term survival benefit of male and multimorbid COVID-19 patients with 5-day remdesivir treatment", Journal of Global Health. 12.
  13. Garcia-Vidal, Carolina, et al. (2021), "Real-life use of remdesivir in hospitalized patients with COVID-19", Revista Española de Quimioterapia. 34(2), p. 136.
  14. Wang, Dawei, et al. (2020), "Clinical characteristics of 138 hospitalized patients with 2019 novel coronavirus–infected pneumonia in Wuhan, China", Jama. 323(11), pp. 1061-1069.
  15. Bùi Thanh Huyền (2022), "Hiệu quả của remdesivir trên bệnh nhân điều trị COVID - 19 tại bệnh viện đa khoa đồng nai năm 2021", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 26 (1), tr. tr.292-298.
  16. Bộ Y tế (2021), "Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10/2021 ban hành về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19", Hà Nội.
  17. European Medicines Agency (2020), Summary of remdesivir characteristics, accessed December 25-2022, from https://www.ema.europa.eu/en/documents/productinformation/veklury-epar-product-information_en.pdf.
  18. Medscape (2020), Remdesivir, accessed December 25-2022, from https://reference.medscape.com/drug/veklury-remdesivir-4000090.

 

return to top