Nhiễm sán chó là bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người có tên gọi chính thức là Toxocariasis. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun sán chó nhưng trẻ nhỏ hoặc người nuôi thú cưng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đây là căn bệnh được gây ra bởi 2 loại ký sinh trùng, bao gồm:
Chó mèo khi nhiễm giun sán thì phân mà chúng thải ra thường sẽ có lẫn trứng của ký sinh trùng Toxocara canis hay Toxocara cati. Trứng này thường tồn tại rất lâu trong đất, sân vườn hoặc công viên. Vì vậy, bạn hoặc trẻ nhỏ có thể bị nhiễm phải sán chó mèo do vô tình tiếp xúc với thức ăn hoặc tay đã dính chất bẩn có lẫn trứng của giun sán chó mèo trong đó.
Về nguy cơ, tình trạng nhiễm sán chó mèo thường xuyên xảy ra với trẻ nhỏ hơn vì các bé thường vô ý đưa tay bẩn vào miệng khi vui chơi trong sân vườn hoặc công viên.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên chủ quan với nguy cơ nhiễm giun sán từ chó con. Vì nếu chó mẹ nhiễm ký sinh trùng Toxocara canis thì chó con cũng sẽ nhiễm bệnh trước khi sinh hoặc thông qua bú sữa mẹ. Sau đó chúng sẽ thải phân có lẫn trứng của giun sán ra ngoài môi trường để tiếp tục truyền bệnh. Tuy nhiên, đây là bệnh chỉ lây truyền từ động vật sang người chứ không lây từ người sang người như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Lưu ý: Một trường hợp hiếm gặp khác là bạn có thể bị nhiễm sán chó nếu ăn thức ăn chưa nấu chín và có chứa ấu trùng Toxocara trong đó. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn đồ sống và nên nấu chín kỹ thức ăn hàng ngày, đặc biệt là khi gia đình có trẻ nhỏ và đang nuôi thêm chó mèo.
Bệnh nhiễm sán chó hiếm khi mang tính nghiêm trọng trừ khi bệnh nhân bị nhiễm trùng rất nặng. Thông thường, nhiều người trưởng thành thậm chí không biết mình nhiễm bệnh vì không có bất kỳ triệu chứng điển hình nào. Tuy nhiên, nhiễm giun sán chó vẫn gây ảnh hưởng đáng kể đến trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng sau:
Một số vị trí ấu trùng sán chó Toxocara gây tổn thương não trên phim MRI
Để tránh nguy cơ nhiễm sán chó, đặc biệt là khi bạn nuôi thú cưng thì cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
Mặc dù tình trạng nhiễm sán chó hiếm khi phát triển thành bệnh nghiêm trọng nhưng vẫn gây hại cho trẻ em nếu bé chẳng may nhiễm phải. Vì vậy, nếu bạn nuôi thú cưng hoặc thường xuyên cho trẻ vui chơi ngoài trời thì nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh