Hội chứng niệu đạo là gì?
Niệu đạo là ống nhỏ nối giữa bàng quang và bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, niệu đạo cũng là ống dẫn tinh dịch trong quá trình xuất tinh.
Hội chứng niệu đạo là thuật ngữ cho một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra khi niệu đạo bị kích thích.
Khi niệu đạo bị kích thích và sưng lên khiến lòng niệu đạo hẹp lại, điều này có thể khiến người bệnh khó khăn trong việc tiểu tiện.
Các triệu chứng của hội chứng niệu đạo tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và viêm niệu đạo. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn và virus không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo.
Hội chứng niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
Triệu chứng
Các triệu chứng của hội chứng niệu đạo có thể bao gồm:
Nam giới mắc hội chứng niệu đạo cũng có thể bị chảy máu từ dương vật và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến chức năng tình dục, chẳng hạn như tinh hoàn bị sưng, đau khi xuất tinh và máu trong tinh dịch.
Các yếu tố nguy cơ
Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về các nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh lý và các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng niệu đạo.
Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra hội chứng niệu đạo bao gồm:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng niệu đạo. Các bệnh này bao gồm lậu, chlamydia và mycoplasma bộ phận sinh dục.
Các vật dụng, dung dịch gây kích ứng
Hóa chất trong xà phòng, các sản phẩm vệ sinh cá nhân và các biện pháp tránh thai có thể chứa các hóa chất gây kích thích niệu đạo ở một số người bao gồm:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Hội chứng niệu đạo có thể xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng tiểu. Do niệu đạo rất nhạy cảm trong quá trình phục hồi sau nhiễm trùng.
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục thô bạo có thể làm tổn thương niệu đạo, đặc biệt là ở nữ giới. Trong những trường hợp này, tình trạng viêm dẫn đến hội chứng niệu đạo là một phần của quá trình hồi phục tự nhiên.
Các yếu tố rủi ro khác
Các yếu tố nguy cơ khác của hội chứng niệu đạo có thể bao gồm:
Chẩn đoán
Chẩn đoán hội chứng niệu đạo thường có thể gặp khó khăn vì các triệu chứng thường tương tự như các tình trạng khác chẳng hạn như nhiễm trùng tiểu, viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang.
Bác sĩ tiết niệu thường chỉ chẩn đoán mắc hội chứng niệu đạo sau khi loại trừ các nguy cơ bệnh lý khác. Trong hầu hết các trường hợp, xét nghiệm nước tiểu là cần thiết. Ngoài ra, việc nắm bắt các triệu chứng, yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
Điều trị
Đối với những người mắc hội chứng niệu đạo, nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm trùng khác có thể được kê đơn thuốc để điều trị nhiễm trùng. Kháng sinh có thể được sử dụng nếu có tình trạng nhiễm khuẩn. Thuốc giảm đau có thể được kèm theo nếu như bệnh nhân cảm thấy quá khó chịu với các triệu chứng đau buốt.
Nếu nghi ngờ rằng nguyên nhân là xà phòng, dung dịch vệ sinh có thể cần ngưng sử dụng hoặc thay đổi sản phẩm khác. Trường hợp này không cần phải điều trị y tế.
Thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm bớt hội chứng niệu đạo.
Phòng ngừa
Có thể giảm nguy cơ phát hội chứng này bằng cách:
Tóm lược
Chưa có nghiên cứu đầy đủ về những tác nhân gây ra hội chứng niệu đạo. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ của hội chứng niệu đạo bao gồm nhiễm trùng, chất kích thích từ một số loại thực phẩm và các hóa chất từ dung dịch vệ sinh.
Điều trị hội chứng niệu đạo bao gồm điều trị bất kỳ tình trạng, triệu chứng hoặc tránh các thực phẩm và sản phẩm vệ sinh có thể gây kích ứng niệu đạo.
Xem thêm: Nội soi niệu đạo, bàng quang
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh