✴️ Viêm loét tá tràng là gì?

Viêm loét tá tràng là gì?

Viêm tá tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, loét, đau do acid và pepsin kích thích. Theo mô học, loét tá tràng được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5 cm.

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Nguyên nhân gây viêm loét tá tràng

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét tá tràng rất đa dạng. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp:

  • Vi khuẩn HP: Là loại vi khuẩn duy nhất sống được ở lớp nhày của niêm mạc dạ dày. Tỷ lệ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp chiếm khoảng 70 – 90%. Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ người sang người qua đường nước bọt và ăn uống.
  • Thuốc tây: Những loại thuốc gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày thuộc nhóm NSAID như: Nhóm axit acetylsalicylic (Aspirin), thuốc chống viêm, chữa khớp, thuốc hormone như sterol… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét tá tràng không thể không nhắc đến.
  • Căng thẳng – stress kéo dài.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng rất đa dạng

  • Uống nhiều bia rượu, nước ngọt có gas và các loại đồ uống chứa cồn khác.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh như ăn quá nhanh, no đói không đều, ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa, thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị chua, cay, nóng…

 

Các triệu chứng của viêm loét tá tràng

  • Đau vùng thượng vị, đau từng cơn vào lúc đói hoặc vào ban đêm
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị
  • Chán ăn, ăn uống kém, không có cảm giác ngon miệng
  • Nôn và buồn nôn
  • Đi đại tiện phân đen như bã cafe, có mùi khó chịu…

 

Phòng ngừa bệnh viêm loét tá tràng như thế nào?

  • Điều trị triệt để bệnh lý, nhất là bệnh lý có vi khuẩn Hp của các thành viên trong gia đình.
  • Ăn uống điều độ, khoa học: Sử dụng những loại thức ăn mềm như cháo, cơm nát… Ưu tiên các loại thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh quy, cơm, bột năng…
  • Sử dụng các loại thực phẩm cung cấp nhiều acid béo thiết yếu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể như: mỡ cá, cá mỡ… Những loại thực phẩm giúp mau lành vết thương, sinh trưởng lớp tế bào bảo vệ niêm mạc dạ dày như vitamin A, thức ăn giàu kẽm như: hàu, sò, thịt, cá…
  • Tránh những loại đồ ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: Ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa muối, hành muối, cà muối…; tránh những món chiên xào nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất bảo quản, thực phẩm quá nhiều hương liệu, gia vị.
  • Sử dụng thường xuyên kháng thể diệt vi khuẩn Hp để tránh bị lây nhiễm loại tác nhân gây bệnh dạ dày chủ yếu này.
  • Khi có triệu chứng bệnh cần đi khám sớm
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top