ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO ĐẶT THỂ THUỶ TINH NHÂN TẠO TRÊN BỆNH NHÂN ĐỤC THỂ THỦY TINH CỰC SAU

Đặng Trung Hiếu1, Trần Nguyên Hùng Hoàng1, Nguyễn Mạnh Tường1

1BV. Nguyễn Tri Phương

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đục thể thủy tinh cực sau là một hình thái hiếm gặp,chiếm khoảng 0,5-2% trong tổng số đục thể thuỷ tinh; xuất hiện dưới dạng một lớp mờ đục dày đặc màu trắng dạng đĩa,có các vòng đồng tâm giống như củ hành ở lớp vỏ, đặc biệt nằm trên hoặc trước bao sau trung tâm gây giảm thị lực và loá sáng. Tỉ lệ đục thể thủy tinh cực sau ảnh hưởng đến 2 mắt khoảng 65-80% trường hợp.Phẫu thuật trên hình thái này có nhiều thách thức đối với phẫu thuật viên phaco do nguy cơ cao bị vỡ baovà rơi nhân vào dịch kính trong lúc phẫu thuật,biến chứng xảy ra dotồn tại điểm yếu của bao sau, hoặc do mảng đục vôi hoá bám chặt vào bao sau. Tỉ lệ vỡ bao sau của phẫu thuật đục thể thủy tinh nói chung dưới 1%. Tỉ lệ vỡ bao sau của phẫu thuật đục thể thuỷ tinh cực sau:theo Lee là 11,1%, Osher và cộng sự là 26%, Vasavada 8%. Trên thế giới, có nhiều báo cáo về kết quả của phẫu thuật đục thể thuỷ tinh cực sau và những biến chứng thường gặp khi phẫu thuật trên hình thái này. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên bệnh nhân đục thể thủy tinh cực sau” tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhằm 3 mục tiêu sau:Đánh giá sự cải thiện thị lực sau phẫu thuật phaco đục thể thuỷ tinh cực sau, xác định mối liên quan giữa sự cải thiện thị lực với hình thái, giai đoạn đục cực sau thể thuỷ tinh, khảo sát biến chứng của phẫu thuật theo các giai đoạn đục cực sau thể thuỷ tinh.

KẾT LUẬN

Phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên bệnh nhân đục thể thủy tinh cực saulà phẫu thuật an toàn và hiệu quả, thị lực sau phẫu thuật cải thiện tốt. Thị lực trung bình không chỉnh kính trước phẫu thuật 0,25 ± 0,15; Sau phẫu thuật 1 tháng 0,73 ± 0,14, sau phẫu thuật 6 tháng 0,75 ± 0,18. Không có sự khác biệt về thị lực sau phẫu thuật đối với các hình thái đục và độ cứng nhân. Có sự khác biệt về thị lực sau phẫu thuật ở các giai đoạn khác nhau. Ghi nhận 3 bệnh nhân tồn tại mảng đục bao sau cần mở bao sau bằng laser YAG. Không có biến chứng sau phẫu thuật.Đục thể thủy tinhcực sau là một thách thức đối với các phẫu thuật viên phaco vì có liên quan đến nguy cơ biến chứng trong phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lee M.W., Lee Y.C. Phacoemulsification of posterior polar cataracts–a surgical challenge. Br J Ophthalmol. 2003;87:1426–1427. 

 2. Vogt G., Horvath-Puho E., Czeizel E. A population-based case-control study of isolated congenital cataract. Orv Hetil. 2006;147(23):1077–1084. 

3. Osher R.H., Yu B.C., Koch D.D. Posterior polar cataracts: a predisposition to intraoperative posterior capsular rupture. J Cataract Refract Surg. 1990;16:157–162. 

4. Vasavada A.R., Singh R. Phacoemulsification with posterior polar cataract. J Cataract Refract Surg. 1999;25:238–245. 

5. Yanoff, M. and Sassani, J.W. Lens. In Ocular Pathology, 10, 323-349.e3 (2015).

6. Vasavada AR, Raj SM. Inside-out delineation. J Cataract Refract Surg. 2004;30(6):1167–1169. 

7. Nguyễn thị Thanh Hương. Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trên bệnh nhân đục thể thuỷ tinh cực sau. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Y Hà Nội. 2015.

8. Chintan MalhotraDeepika DhingraNishant NawaniPartha ChakmaArun K Jain. Phacoemulsification in posterior polar cataract: Experience from a tertiary eye care Centre in North India. Postgraduate Institute of Medical Education and Research, Chandigarh, India 2019.

9. Xia HuaYongxiao DongJianying DuJin YangXiaoyong Yuan. Phacoemulsification with hydrodelineation and OVD-assisted hydrodissection in posterior polar cataract. 2018 Jul 9;18(1):165.

10. Singh D, Worst J, Singh R, Singh IR. Cataract and IOL. NewDelhi, India: Jaypee Brothers Medical Publishers; 1993. p.163-5.

11. Schroeder H.W. The management of posterior polar cataract: the role of patching and grading. Strabismus. 2005;13(4):153–156. 

12. Lucio Buratto, Phacoemulsification principles and techniques. 1998.

13. World Health Organization (WHO). Visual impairment and blindness. Fact Sheet No. 282, updated August 2014.

14. Hayashi, K. et. al. Outcomes of surgery for posterior polar cataract. Cataract Refract Surg,29, pp. 45–49 S. (2003).

15.Vasavada AR, Raj SM, Vasavada V, and Shrivastav S. (2012). Surgical approaches to posterior polar cataract: a review. Eye, Vol.26(6), p.761-770 (2012).

16. Vajpayee, R.B. et. al. ‘Layer by layer’ phacoemulsification in posterior polar cataract with pre-existing posterior capsular rent. Eye (Lond), 22 (8), pp. 1008–1010 (2008).

17. H SiatiriS Moghimi. Posterior polar cataract: minimizing risk of posterior capsule rupture. Published: 28 October 2005.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

 

return to top