Dậy lúc hẹn giờ báo thức: Bạn nên duy trì thời gian thức dậy cố định và thực hiện mọi việc như thường lệ, thay vì ngủ nướng hay nghỉ làm và ngủ tới tận trưa. Việc ngủ thêm sẽ chỉ khiến nhịp sinh học của bạn bị đảo lộn và khiến bạn thấy khó ngủ hơn vào buổi tối.
Uống cà phê: Một hai cốc cà phê vào buổi sáng có thể giúp bạn giữ tỉnh táo trong ngày. Tuy nhiên, bạn không nên vì thiếu ngủ mà lạm dụng cà phê. Điều này có thể làm rối loạn lịch ngủ của bạn
Ra ngoài trời: Việc ra ngoài ánh sáng sẽ giúp cơ thể nhận thức được đây là ban ngày và khiến bạn thấy tỉnh táo hơn. Bạn có thể ăn trưa bên ngoài hoặc đi dạo một lúc vào giữa ngày để tăng cường năng lượng.
Tập thể dục: Dù cảm thấy mệt mỏi tới mức nào, việc tập thể dục sẽ cải thiện tâm trạng, mức năng lượng và giúp bạn ngủ ngon hơn vào buổi tối. Nếu quá mệt, bạn có thể đi bộ một đoạn ngắn thay vì tập gym
Ăn các bữa nhỏ thường xuyên: Việc ăn các bữa nhỏ thường xuyên giúp lượng đường trong máu bạn ổn định trong ngày. Nếu thời gian giữa các bữa ăn quá dài, lượng đường trong máu giảm xuống khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn
Tránh thực phẩm nhiều carb: Carb thường được cơ thể đốt cháy nhanh và khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng. Thay vì ăn pizza, mì xào..., bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu protein và chất béo tốt cho các bữa ăn. Chúng sẽ giúp bạn no lâu hơn.
Chợp mắt một giấc ngắn: Ngủ một giấc ngắn khoảng 20-30 phút cũng đủ giúp bạn trở nên tỉnh táo, nhất là khi thực hiện vào đầu giờ chiều. Tuy nhiên, bạn chỉ nên giữ thời gian chợp mắt ngắn và không ngủ quá muộn vào buổi chiều, để tránh mất ngủ buổi đêm.
Bổ sung nước: Bạn nên uống nhiều nước vì khi thiếu ngủ, các tế bào dễ trở nên khát nước do phải hoạt động vất vả hơn. Đồng thời, việc thiếu nước cũng khiến bạn cảm thấy đờ đẫn và mệt mỏi hơn
Tập các bài tập thư giãn: Một đêm mất ngủ có thể khiến bạn trở nên cáu kỉnh và căng thẳng. Vì thế, bạn có thể thực hiện các bài tập hít thở hay ngồi thiền để tâm trí tập trung hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh