✴️ Sản khoa hội chứng HELLP

Nội dung

1. ĐẠI CƯƠNG:

- Là một bệnh lý sản khoa đặc trưng bởi các biểu hiện: thiếu máu do tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cầu xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai.

- Tỷ lệ mắc bệnh là 2% - 12%, tỷ lệ tử vọng của mẹ là 35%.

- Do có nguy cơ gây tử vong cả mẹ và thai, nên hội chứng HELLP thực sự là một cấp cứu cần được chẩn đoán và xử trí cấp cứu tại các đơn vị sản khoa và hồi sức cấp cứu.

 

2. NGUYÊN NHÂN:

Nguyên nhân chưa rõ ràng, còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên đa số các tác giả đều nhất trí bản chất của HELLP là một thể lâm sàng đặc biệt của tiền sản giật.

 

3. TRIỆU CHỨNG:

3.1. Lâm sàng:

- Phần lớn hội chứng HELLP xuất hiện trên nền một nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật hoặc sản giật):

+ Phù.

+ Tăng huyết áp. + Thai > 20 tuần.

+ Hội chứng HELLP xuất hiện khoảng 4 - 12% ở người bệnh tiền sản giật, khoảng 30% các trường hợp HELLP xuất hiện các tuần đầu sau đẻ.

- Biểu hiện:

+ Cảm giác khó chịu (90%)

+ Đau thượng vị (65%)

+ Nhức đầu (31%): đau nhiều, mờ mắt, tình trạng dễ kích thích, tăng phản xạ

+ Buồn nôn và nôn.

+ Phù, cao huyết áp,vàng da, xuất huyết dưới da.

+ Sản giật: trên nền tiền sản giật xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện thương tổn liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

3.2. Cận lâm sàng:

- Tan máu: xảy ra ở các mao mạch máu, do sự vận chuyển của các tế bào hồng cầu trong lòng các mao mạch máu bị tổn thương. Các dấu hiệu của tan máu bao gồm:

+ Mảnh hồng cầu vỡ, hồng cầu bị biến dạng trên tiêu bản.

+ Bilirubin máu tăng. + Haptoglobin tăng.

+ LDH tăng.

+ Tăng GOT, GPT: Nguyên nhân do thiếu máu tại gan, có thể dẫn tới nhồi máu gan, các tổn thương này cắt nghĩa triệu chứng đau thượng vị, nôn, buồn nôn hoặc đau hạ sườn phải, vàng da.

- Giảm tiểu cầu: Do tổn thương vi mạch chủ yếu là tổn thương nội mạch và co thắt mạch. Hậu quả của Serotonin và Thromboxane A2 làm tăng ngưng kết tiểu cầu trong lòng mạch.

 

4. CHẨN ĐOÁN:

4.1. Chẩn đoán xác định:

- Trên nền một người bệnh nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật, sản giật) xuất hiện tam chứng:

+ Tan máu.

+ Các bất thường ở máu ngoại biên: mảnh vỡ hồng cầu, hồng cầu biến dạng. Bilirubin toàn phần > 1,2 mg/dl. LDH > 600 UI/l.Tăng men gan: GPT > 70 UI/l.

+ Giảm tiểu cầu: số lượng tiểu cầu < 100.000/ mm3.

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch.

- Đông máu nội quản rải rác.

- Hội chứng có kháng thể kháng Phospholipid.

- Tăng huyết áp ác tính.

- Thiếu máu tan máu ure huyết cao.

- Viêm gan vi rút.

- Nhiễm trùng đường mật.

- Viêm gan nhiễm độc.

- Bệnh gan thoái hóa mỡ cấp tính ở người có thai.

Bảng chẩn đoán phân biệt của hội chứng HELLP với một số bệnh lý:

 

 

 

Đông

Xuất huyết

Tan máu,

Hội chứng

Tăng

 

Dấu hiệu

HELLP

máu nội

giảm tiểu

ure huyết

kháng

huyết áp

 

 

 

quản rải

cầu tắc

cao

Phospholipid

ác tính

 

 

 

rác

mạch

 

 

 

 

 

 

 

Thần kinh

+/-

+/-

++

-

+/-

++

 

Suy thận

-

+/-

-

++

+/-

++

 

Suy gan

+

+/-

-

-

+/-

-

 

Chảy máu

+/-

+

+/-

+/-

+/-

-

 

Tiền sử

-

-

+/-

+/-

Sảy thai, tắc

Tăng

 

mạch, lupus

huyết áp

 

 

 

 

 

 

 

Tiểu cầu giảm

+

++

++

++

+

+

 

Howell dài

-

+

-

-

+

-

 

Prothrombin

-

+

-

-

-

-

 

dài

 

 

 

 

 

 

 

 

PDF

-

+

-

-

-

-

D - Dimer

-

+

-

-

-

-

 

VDRL

-

-

-

-

+

-

 

ANA

-

-

-

-

+

-

 

 

4.3.Phân loại, mức độ:

- Theo phân loại hiệp hội sản phụ khoa Hoa kỳ năm 2000:

+ Hội chứng HELLP 1 phần (có 1 hoặc 2 dấu hiệu bất thường).

+ Hội chứng HELLP đầy đủ: có nhiều biến chứng cho mẹ , nên chấm dứt thai kỳ.

- Dựa trên số lượng tiểu cầu:

Độ I: < 50.000/ mm3.

Độ II: 50.000 – 100.000/ mm3.

Độ III: 100.000 – 150.000/ mm3.

 

5. XỬ TRÍ:

5.1. Nguyên tắc xử trí:

Ưu tiên cứu mẹ, lựa chọn thời điểm thích hợp xét đình chỉ thai nghén.

5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu:

- Nếu co giật:Diazepam 10mg tiêm bắp,cho nằm nghiêng trái,chuẩn bị một đường truyền tĩnh mạch,duy tri bằng Glucose 5% chảy chậm.

- Kiểm soát huyết áp < 140/90 mmHg: uống Aldomet 250 mg 2-4 viên, Nifedipine 10-20 mg,nếu huyết áp tối đa >200 mm Hg có thể nhỏ dưới lưỡi 1-3 giọt Adalat, có thể truyền Nicardipin tĩnh mạch 1-5 mg/giờ theo đáp ứng của người bệnh.

- Đảm bảo hô hấp trên đường vận chuyển.

5.3 Xửtrí tại bệnh viện:

a) Điều trị cho mẹ:

- Hạ huyết áp:

+ Khống chế huyết áp < 150/90 mmHg, tốt nhất là hạ huyết áp xuống khoảng 10 – 15% huyết áp ban đầu trong một vài giờ đầu.

+ Nên dùng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch có tác dụng nhanh, ngắn, dễ điều chỉnh, thuốc đuờng uống được gối dần thay thế truyền tĩnh mạch.

+ Thuốc ưu tiên: Nicardipin liều 1 – 5 mg/giờ, gối dần thuốc uống Nifedipine, Labetalol.

- Phòng ngừa co giật: Magie sunlfate liều bolus tĩnh mạch 2 – 4g, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 1 – 2g/giờ (thận trọng khi suy thận).

- Sử dụng các chế phẩm máu:

Truyền máu khi Hematocrit < 25%, đặc biệt lưu ý khi mổ lấy thai.

Truyền tiểu cầu: mục đích dự phòng chảy máu khi cần can thiệp phẫu thuật hoặc đẻ chỉ huy (truyền tiểu cầu khi tiểu cầu < 20.000/ml).

- Dịch truyền: do tăng tính thấm thành mạch nên thể tích thường bị giảm (cô đặc máu) dẫn đến cường Cathecholamin gây tăng huyết áp khó kiểm soát, giảm tưới máu thận. Tuy nhiên nếu bù dịch nhiều có nguy cơ cao gây phù phổi, nên phải theo dõi liên tục ALTMTT và nước tiểu.

- Corticoid: còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên được sử dụng cho mục đích làm trưởng thành phổi của thai nhi, giảm mức độ tổn thương gan.

- Thay huyết tương (Plasma exchange - PEX): được chỉ định trong trường hợp người bệnh ở mức độ nặng.

b) Đánh giá tình trạng thai nhi và quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ:

Thời điểm chấm dứt thai kỳ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mẹ, đáp ứng với điều trị của mẹ, tình trạng sức khỏe của thai và sự trưởng thành của thai.

 

6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG:

- Tỷ lệ tử vọng mẹ khoảng 10%, tỷ lệ tử vong con từ 10% – 60% tùy thuộc tình trạng bệnh của mẹ.

- 20% - 30% sẽ bị hội chứng HELLP trong lần mang thai tiếp theo và 40% bị tiền sản giật trong những lần mang thai sau.

 

7. PHÒNG BỆNH:

Quản lí thai nghén tốt, sớm phát hiện nhiễm độc thai nghén để điều trị kịp thời, cần lưu ý các trường hợp có tiền sử nhiễm độc thai nghén, mắc hội chứng HELLP trong những lần mang thai trước.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top