✴️ Thực quản là gì?

Thực quản là gì?

Thực quản là một ống cơ, nối hầu với dạ dày. Ở cổ, thực quản nằm sau khí quản, đi xuống trung thất sau, nằm phía sau tim, trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày. Đây là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa.

Thực quản dài khoảng 25 – 30cm, dẹt do các thành áp sát vào nhau. Khi có hoạt động nuốt thức ăn, thực quản có hình ống. Thực quản tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo.

Thực quản là một ống cơ, nối hầu với dạ dày.

 

Cấu tạo thực quản

-Về mặt phẫu thuật, thực quản được chia làm 3 đoạn:

  • 1/3 trên: Bắt đầu từ miệng thực quản tới bờ trên quai động mạch chủ, đoạn này chỉ dài chừng 10cm.
  • 1/3 giữa: Bắt đầu từ bờ trên quai động mạch chủ cho tới bờ dưới tĩnh mạch phổi dưới, đoạn này dài chừng 8cm liên quan tới các mạch máu lớn của tim.
  • 1/3 dưới: Bắt đầu từ bờ dưới tĩnh mạch phổi tới tâm vị, đoạn này dài chừng 7cm.

-Về mặt cấu tạo: Ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc thực quản. Dưới lớp mô liên kết thành thực quản gồm 3 lớp. Cụ thể:

Chức năng của thực quả là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày.

  • Lớp cơ gồm cơ trơn và cơ vân, 1/3 trên thực quản là cơ vân, còn 2/3 dưới là cơ trơn.
  • Cơ trơn gồm những dải cơ dọc ở ngoài và những sợi cơ vòng ở trong.
  • Cơ vân gồm những bó sợi cơ vân, bao quanh họng, càng xuống dưới thì mỏng dần và đến đoạn tâm vị thì xuất hiện lại tạo thành cơ thắt tâm vị (cơ thắt thực quản dưới).
  • Lớp dưới niêm mạc: có các mạch máu và thần kinh.
  • Lớp niêm mạc: lót trong lòng thực quản, được cấu tạo bởi lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.

 

Hoạt động của thực quản

Thực quản có chức năng đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Khi ăn, các cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thanh quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Các cơ ở miệng thực quản giãn ra để đón nhận lượng thức ăn vừa xuống. Những thức ăn dạng lỏng, nhão sẽ rơi không xuống dạ dày. Những thức ăn đặc hơn sẽ di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn. Tại đây thực quản sẽ làm nhiệm vụ  đẩy thức ăn đến tâm vị và dạ dày.

  • Miệng thực quản thường đóng kín để không khí không vào thực quản khi mở. Nó chỉ mở ra khi thực quản thực hiện động tác nuốt.
  • Tâm vị cũng luôn được đóng kín. Nó hoạt động như van một chiều để ngăn chặn sự trào ngược của dịch vị.
  • Trong các trường hợp nhược cơ, viêm niêm mạc sẽ làm các cơ thắt trên không đóng kín thường xuyên và đưa tới các rối loạn.

 

Các bệnh lý thực quản thường gặp

-Các dị tật bẩm sinh tại thực quản: Teo thực quản, rò thực quản…

-Co thất tâm vị

-Dị vật thực quản

-Túi thừa thực quản

-Bóng thực quản do hóa chất

-U lành thực quản

-U ác thực quản

-Thương tích ở thực quản: Thủng thực quản, vết thương ở thực quản…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top