ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU PHẢN VỆ THEO THÔNG TƯ 51/2017/TT-BYT CHO ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2019

ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 1999, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư (TT) 08/1999/TT-BYT hướng dẫn phòng và xử trí sốc phản vệ, giúp cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và điều trị loại tai biến này. Tuy vậy, cho đến nay, trong lĩnh vực y tế, việc dự báo sớm nhằm ngăn ngừa các phản ứng dị ứng thuốc nói chung và sốc phản vệ nói riêng trong thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Sốc phản vệ luôn là tai biến gây bức xúc cho người nhà người bệnh (NB) mà còn mang đến trải nghiệm không mong muốn cho cả các y bác sĩ điều trị. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc sau 30 phút dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng ngừa để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho NB.

Những năm gần đây, vấn đề phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn  do tính chất nguy hiểm của nó. Có nhiều nguyên nhân gây ra phản vệ nhưng hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng. Tỷ lệ sốc phản vệ thay đổi theo từng nghiên cứu và thay đổi theo khả năng thống kê của mỗi quốc gia. Nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của phản vệ như: tuổi, các bệnh phối hợp, các thuốc đang dùng kèm theo, tiền sử cá nhân…Việc xác định những yếu tố này cùng với sự nắm vững kiến thức về khái niệm, phòng và cấp cứu phản vệ của nhân viên y tế (NVYT) sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tai biến và tử vong do phản vệ. Năm 2017, Bộ Y tế đã ban hành TT 51/2017/TT-BYT hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, thay thế cho TT 08/1999/TT-BYT đã không còn phù hợp nữa.

Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (BV NTP), chúng tôi đã thực hiện tập huấn cho tất cả ĐDV-HSV-KTV những kiến thức về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo TT 51/2017/TT-BYT từ năm 2018, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào để đánh giá kiến thức của ĐDV-HSV-KTV về cấp cứu phản vệ. Hiện nay chúng tôi đang đẩy mạnh việc nâng cao kiến thức về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của ĐDV-HSV-KTV để góp phần giảm những rủi ro không mong muốn trong chăm sóc sức khỏe cho NB, cũng như trong công tác chuyên môn hàng ngày của ĐDV-HSV-KTV.

Xuất phát từ tính cấp thiết và nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí cấp cứu phản vệ theo thông tư 51/2017/TT-BYT của điều dưỡng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019”. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng và xử trí phản vệ cho ĐDV-HSV-KTV hiện đang công tác tại BV NTP  

KẾT LUẬN

     Kết quả tập huấn ĐDV-HSV-KTV về phòng, xử trí và cấp cứu phản vệ theo TT51/2017/TT-BYT đạt loại xuất sắc là 0%, loại giỏi đạt 2,88%, khá đạt 35,28%, trung bình đạt 43,76%, 18,4% không đạt. Kết quả đánh giá kiến thức cấp cứu phản vệ ở 3 đợt có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở tất cả nội dung. Trong đó kết quả đánh giá đợt 2, đợt 3 so với đợt 1 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở nội dung xử trí phản vệ điều này có nghĩa là kiến thức về xử trí phản vệ tăng hợp lý sau đào tạo.

 

KIẾN NGHỊ

       Thường xuyên ôn những nội dung chính của TT51/2017/TT-BYT tại các buổi giao ban cấp một tại khoa.

       Định kỳ hàng năm P.ĐD sẽ tổ chức kiểm tra kiến thức của ĐDV-HSV-KTV về TT51/2017/TT-BYT.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y Tế (1999). Hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ
  2. Bộ Y Tế (2017). Hướng dẫn phòng, chẩn đoán, xử trí phản vệ
  3. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2019). Các kỹ năng hỗ trợ trong giảng dạy
  4. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2018). “Lượng giá kiến thức ĐD/KTV về phòng, xử trí và chăm sóc phản vệ tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018
  5. Tạ Thị Anh Thơ (2010). “Đánh giá kiến thức của điều dưỡng trong việc xử trí và chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ tại các khoa lâm sàng bệnh viện K”, Nghiên cứu y học, Tập 14, Tr 750-755.
  6. Nguyễn Thanh Vân (2013). “Đánh giá kiến thức phòng và xử trí sốc phản vệ của điều dưỡng Bệnh viện Bắc Thăng Long”. Tài liệu khoa học quốc tế điều dưỡng 22-27
  7. Website: https://khoahoc.tv/soc-phan-ve-nguyen-nhan-cach-xu-ly-va-phong-tranh-66454

 

return to top