ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ CHÍNH XÁC CỦA CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH TRONG 24 GIỜ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Phạm Hồng Nam1, Huỳnh Thanh Long 1, Nguyễn Mạnh Khiêm 1

Đặng Thị Thùy Mai 1,  Chế Bửu Châu 1

1BV Nguyễn Tri Phương

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trên thế giới, tại các nước tiên tiến đều có các công trình nghiên cứu liên quan đến chẩn đoán và xử trí ban ban đầu, chẩn đoán nội viện trong 24 giờ, đặc biệt là đối với nhóm bệnh lý cấp cứu điển hình như nhồi máu cơ tim cấp, chấn thương... Tính chính xác của một chẩn đoán rất được chú trọng. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y khoa Mayo (Hoa Kỳ), cứ 5 chẩn đoán ban đầu sẽ có 1 chẩn đoán sai.

Các nghiên cứu ở trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu chưa nhiều và còn khá sơ lược. Nghiên cứu mới nhất từ Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Y tế (Bộ Y tế) khảo sát tại 6 tỉnh cho thấy tỷ lệ chẩn đoán sai còn nhiều.

Do đó, tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương gần đây đã triển khai, phổ biến và áp dụng chẩn đoán xác định trong 24 giờ tại các khoa lâm sàng. Chẩn đoán xác định trong 24 giờ là một cột mốc trong hồ sơ bệnh án, có vai trò quan trọng trong việc quyết định phương thức điều trị - chăm sóc bệnh nhân kế tiếp. Tuy vậy, việc đưa ra một chẩn đoán xác định đòi hỏi nhiều yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng phối hợp. Đồng thời, do giới hạn trong 24 giờ đầu sau nhập viện nên còn nhiều yếu tố chủ quan - khách quan khác ảnh hưởng đến việc đưa ra chẩn đoán xác định trong 24 giờ kịp thời.

KẾT LUẬN

Chẩn đoán xác định trong vòng 24 giờ là một cột mốc trong hồ sơ bệnh án, có vai trò quan trọng trong việc quyết định phương thức điều trị - chăm sóc bệnh nhân kịp thời, nhất là những bệnh lý có “giờ vàng”. Nghiên cứu đánh giá được tỷ lệ chính xác của chẩn đoán xác định trong vòng 24 giờ tại khoa Ngoại Tổng hợp cao với tỉ lệ 91,8% và có mối liên quan với việc khai thác bệnh sử rõ ràng, với nhóm bệnh nhân cũ, trình độ của bác sĩ đưa ra chẩn đoán và thời gian có kết quả cận lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Avillach, P., Joubert, M. & Fieschi, M. (2010). Improving the quality of the coding of primary diagnosis in standardized discharge summaries. Health Care Manage Sci 11, 147–151.
  2. Nguyễn Đức Đồng, Trịnh Xuân Đàn (2016). Thực trạng tai nạn thương tích ở bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện huyện lương sơn tỈnh hòa bình năm 2014 – 2015. Đại học Y Thái Nguyên
  3. Contou, D., Roux, D., Jochmans, S., Coudroy, R., Guérot, E., Grimaldi, D., Ricome, S., Maury, E., Plantefève, G., Mayaux, J., Mekontso Dessap, A., Brun-Buisson, C., & de Prost, N. (2016). Septic shock with no diagnosis at 24 hours: a pragmatic multicenter prospective cohort study. Critical care (London, England), 20(1), 360.
  4. Nguyễn Trần Hữu Tuấn , Mai Hồ Duy, Châu Minh Thông, Nguyễn Thị Thùy Hương và cs. (2015). Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa Cấp cứu Tổng hợp BV ĐKKV Hóc Môn năm 2015.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

return to top