KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỦY DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHẪU THUẬT LẤY NHÂN ĐỆM KẾT HỢP LÀM CỨNG

Nội dung

Tác giả: Phạm Anh Tuấn1,3, Bùi Thanh Hoàng2, Nguyễn Nhật Duy1,3

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thoát vị đĩa đệm cổ là là bệnh lý thường gặp, có thể gây nên bệnh lý tuỷ cổ. Phẫu thuật đường mổ phía trước lấy đĩa đệm hàn xương liên thân đốt sống được ứng dụng rộng rãi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh lý tủy do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lấy nhân đệm kết hợp làm cứng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca với dân số chọn mẫu là những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý tủy do thoát vị đĩa đệm cổ từ một đến ba tầng, được điều trị phẫu thuật lấy nhân đệm và làm cứng.

Kết quả: Trong thời gian từ 01/2019 đến 9/2021, tại Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có 74 trường hợp thoả các tiêu chí đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 52,62 tuổi ± 6,81 tuổi. Điểm mJOA sau mổ có cải thiện so với trước mổ tại thời điểm theo dõi 6 tháng, 12 tháng. Tỉ lệ hồi phục tốt đến rất tốt là 86,5% sau 12 tháng. Tỉ lệ hàn xương sau mổ trung bình là 91,4%. Không có biến chứng nặng. Kết quả: phẫu thuật điều trị bệnh lý tủy do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lấy nhân đệm kết hợp làm cứng là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

Từ khoá: Thoát vị đĩa đệm cổ, bệnh lý tuỷ cổ, phẫu thuật lấy nhân đệm kết hợp làm cứng lối trước.

KẾT LUẬN

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý thường gặp, có thể gây triệu chứng tuỷ, biến chứng nặng nề về thần kinh. Phẫu thuật bằng đường mổ phía trước lấy đĩa đệm hàn xương liên thân đốt sống cho kết quả phục hồi thần kinh khá tốt sau 12 tháng theo dõi. Tỉ lệ hàn xương cao và biến chứng sau mổ thấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Russell SM, Benjamin V. The anterior surgical approach to the cervical spine for intervertebral disc disease. Neurosurgery. May 2004;54(5):1144-9; discussion 1149. doi:10.1227/01.neu.0000119756.07901.e1
  2. Donnally CJ, 3rd, Patel PD, Canseco JA, Vaccaro AR, Kepler CK. Current Management of Cervical Spondylotic Myelopathy. Clinical spine surgery. Feb 1 2022;35(1):E68-e76. doi:10.1097/bsd.0000000000001113
  3. Fay LY, Huang WC, Wu JC, et al. Arthroplasty for cervical spondylotic myelopathy: similar results to patients with only radiculopathy at 3 years' follow-up. Journal of neurosurgery Spine. Sep 2014;21(3):400-10. doi:10.3171/2014.3.spine13387
  4. Karpova A, Arun R, Davis AM, et al. Predictors of surgical outcome in cervical spondylotic myelopathy. Spine. Mar 1 2013;38(5):392-400. doi:10.1097/BRS.0b013e3182715bc3
  5. Noordhoek I, Koning MT, Vleggeert-Lankamp CLA. Evaluation of bony fusion after anterior cervical discectomy: a systematic literature review. European spine journal : official publication of the European Spine Society, the European Spinal Deformity Society, and the European Section of the Cervical Spine Research Society. Feb 2019;28(2):386-399. doi:10.1007/s00586-018-5820-9
return to top