KHẢO SÁT TÁC DỤNG TỒN DƯ CỦA THUỐC GIÃN CƠ ROCURONIUM SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Xuyên, Nguyễn Văn Chinh

TÓM TẮT

Mở đầu: Tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật nội soi. Ở Việt Nam, việc rút ống nội khí quản thường không được quyết định bằng chỉ số TOF trong theo dõi chúc năng thần kinh cơ mà là kết luận từ đánh giá lâm sàng chủ quan.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 92 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (NTPH) từ ngày 01/02/2023 đến ngày 30/04/2023

Mục tiêu:

1) Theo dõi chỉ số TOF vào 7 thời điểm sau phẫu thuật : Trước khi tiêm hóa giải giãn cơ, sau khi rút ống nội khí quản, 15 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút sau rút nội khí quản .

2) Xác định tỷ lệ tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật của bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật  (TOFR < 0,9) trước khi tiêm thuốc hóa giải giãn cơ là 100%, sau khi rút nội khí quản, 15 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút sau rút nội khí quản lần lượt là 53,3% - 10,9% - 8,7% - 3,3% - 0% và 0% tương ứng. Thời gian phẫu thuật dài hơn và thời gian hóa giải dãn cơ chậm hơn có mối tương quan đáng kể với tồn dư giãn cơ sau mổ ở các giá trị p lần lượt là p = 0,0125 và p = 0,015 (thử nghiệm Kruskal-Wallis).

Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng cần theo dõi bệnh nhân sau mổ nội soi ổ bụng bằng các thiết bị định lượng để đánh giá chỉ số tồn dư giãn cơ cũng như quyết định rút nội khí quản trên lâm sàng.

Từ khóa: TOF, tồn dư giãn cơ, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng cần theo dõi bệnh nhân sau mổ nội soi ổ bụng bằng các thiết bị định lượng để đánh giá chỉ số tồn dư giãn cơ cũng như quyết định rút nội khí quản trên lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tu NH, Thu, NTM, Muscle relaxants research evidence and use in anesthesia resuscitation, Medical Publishing House, 2013; p. 125 -167 (in Vietnamese)
  2. ButterlyA, etal. Postoperative residual curarization from intermediate-acting neutomuscular blocking agents delay recovery room discharge. Br J Anaesth. 2010;105(3):304-9.
  3. KirovK, MotamedC, NdokoSK, DhonneurG. TOF count at corrugator supercilii reflects abdominal muscles relaxation better than at adductor pollicis. British journal of anaesthesia. 2007;98(5):611-4.
  4. Quy NT, Muscle relaxants: Guideline for the use of Muscle relaxants in surgery, Medical Publishing House, 2016; p. 7 -23 (in Vietnamese)
  5. DebaeneB, PlaudB, DillyMP, etal. Residual paralysis in the PACU after a single intubating dose of nondepolarizing muscle relaxant with an intermediate duration of action. Anesthesiology. 2003;98:1042–8.
  6. Nguyễn Tất Nghiêm, Nguyễn Phục Nguyên, Nguyễn Văn Chừng. Xác định mức độ tồn dư dãn cơ Rocuronium sau phẫu thuật bằng máy đo độ dãn cơ TOF WATCH. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2011;15(1):293-7.
  7. Đàm Trung Tín. Tình hình giãn cơ tồn lưu sau mổ. Luận văn Thạc sỹ - Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2015.
  8. Lain Kunthou, Nguyễn Thị Thanh. Đánh giá tỷ lệ giãn cơ tồn dư sau phẫu thuật. Luận văn Thạc sỹ - Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2015.
  9. Bùi Hạnh Tâm. Nghiên cứu ảnh hưởng lên giãn cơ tồn dư của rocuronium tiêm ngắt quãng hoặc truyền liên tục trong phẫu thuật nội soi ổ bụng kéo dài. Luận án Tiến sĩ - Chuyên ngành Gây mê Hồi sức - Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.
  10. Hội Gây Mê Hồi Sức Thành phố Hồ Chí Minh : Hướng dẫn sử dụng thuốc giãn cơ và hóa giải giãn cơ trong phẫu thuật.
  11. Ngô Văn Định, Nguyễn Mạnh Cường, và cộng sự. Đánh giá hiệu quả hóa giải giãn cơ bằng Sugammadex sau phẫu thuật nội soi ổ bụng. Tạp chí Y dược học Quân sự. 2018;5(121-128).
  12. Isil CT, Sivrikaya GU, Erol MK, Eksioglu B, Hanci A. Postoperative residual curarisation after rocuronium and atracurium. Turkish Journal of Anaesthesiology & Reanimation. 2011;39(6):302.      
  13. FortierLP, McKeenD, TurnerK, etal. The RECITE Study: A Canadian Prospective, Multicenter Study of the Incidence and Severity of Residual Neuromuscular Blockade. Anesthesia and analgesia. 2015;121(2):366-72.
  14. MurphyGS, BrullSJ. Residual neuromuscular block: lessons unlearned. Part I: definitions, incidence, and adverse physiologic effects of residual neuromuscular block. Anesthesia and analgesia. 2010;111(1):120-8.
  15. IsmailAytac, AysunPostaci, etal. Survey of postoperative residual curarization, acute respiratory events and approach of anesthesiologists. Brazilian Journal of Anesthesiology. 2016;66(1):55-62.
  16. C M, É.Tobin, Etal. Atracurium is associated with postoperative residual curarization. British Journal of Anaesthesia. 2002;89(5):766-9.
return to top