Chữa ngộ độc thực phẩm nhờ những loại thảo mộc này

Nội dung

Ngộ độc thực phẩm do nước hoặc đồ ăn nhiễm bẩn, nếu ở mức độ tương đối nhẹ có thể được chữa trị tại gia bằng những phương pháp đơn giản. Khi biết cách sử dụng thảo mộc an toàn và hiệu quả, bạn có thể đẩy lùi bệnh ngộ độc thực phẩm một cách nhanh chóng.

Đương quy (bạch chỉ)

Đương quy có thể làm dịu các triệu chứng ở đường ruột, đó là lý do vì sao loài cây này được tin dùng để chữa trị các vấn đề tiêu hóa trong y học cổ truyền.  

Cần lưu ý rằng, đương quy có thể gây mẩn ở người có da mẫn cảm và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Táo

Khoa học hiện đại đã khám phá rằng loại quả này có giá trị to lớn do ruột táo chứa nhiều pectin, một chất xơ hòa tan.  

Pectin giúp giảm tiêu chảy vì vi khuẩn đường ruột sẽ chuyển hóa chất này thành lớp màng bảo vệ, làm dịu thành ruột đang bị kích thích. Thêm vào đó, pectin giúp thêm khối lượng cho phân, từ đó giải quyết tình trạng tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy lây nhiễm bị gây ra bởi vi khuẩn. Một nghiên cứu cho thấy pectin trong táo có hiệu quả đối với một số loại vi khuẩn như Salmonella, Staphylococcus, và E. coli. Trên thực tế, pectin chính là "pectate" trong thuốc tiêu chảy không theo kê đơn Kaopectate.

Các bác sĩ đã khuyến nghị khẩu phần giàu xơ để tăng khối lượng cho phân. Pectin là một loại chất xơ giúp trị táo bón, kích thích nhu động ruột.

Thanh mai (dương mai)

Vỏ rễ thanh mai chứa myricitrin, một chất kháng sinh phổ rộng chống lại các loại vi khuẩn và các ký sinh trùng. Hoạt tính kháng sinh của myricitrin giúp thanh mai có tác dụng chống tiêu chảy và kiết lỵ. Thanh mai cũng chứa chất làm se tannin, khiến thanh mai càng có tác dụng trị tiêu chảy.

Thanh mai có thể làm thay đổi cân bằng natri-kali trong cơ thể. Nếu bạn mắc tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh thận hay tiền sử đột quỵ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi ăn loại quả này.

Bạc hà mèo

Giống các loại bạc hà khác, bạc hà mèo có hoạt tính chống co thắt. Loại cỏ này giúp làm dịu cơ trơn ở đường ruột. Nếu bạn bị khó tiêu hoặc ợ nóng, hãy thử một tách bạc hà mèo sau bữa ăn.

Tỏi

Nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỏi giúp tăng cường thải độc chì cũng như các chất độc kim loại nặng khác. Trẻ em đặc biệt nhạy với độc tính của chì. Hãy bổ sung tỏi vào sốt spaghetti cũng như các món ăn khác.

Tỏi có chứa chất chống đông máu và có thể gây thâm tím hoặc trì hoãn đông máu.

Cúc La Mã (chamomile)

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng cổ truyền của cúc La Mã trong chữa bệnh tiêu hóa. Một vài hợp chất trong dầu cúc La Mã – chủ yếu là bisabolol—làm thư giãn mô cơ trơn ở bề mặt đường ruột (chống co thắt). Trên thực tế, một nghiên cứu đã cho thấy cúc La Mã giúp thư giãn đường tiêu hóa cũng như thuốc papaverine gốc opium.

Quế

Bên cạnh việc tăng hương vị cho món ăn, quế còn giúp cơ thể tiêu hóa kem cũng như các món giàu chất béo khác. Một nghiên cứu trên tạp chí Anh quốc Nature cho thấy quế giúp hệ tiêu hóa phân giải chất béo, có khả năng tăng cường hoạt tính của enzyme tiêu hóa. Quế giúp giảm khó tiêu, đau bụng, đầy hơi.

Đinh hương

Cũng giống như các loại gia vị thực phẩm khác, đinh hương giúp thư giãn cơ trơn ở thành ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Thì là

Thì là có thể thấy trong món dưa chuột bao tử hoặc các món canh. Mặc dù không thể chữa trĩ hay tăng sữa, một số ứng dụng y học cổ truyền của loại cây này đã được chứng minh bởi khoa học.

Các nhà khoa học đã cho thấy công dụng hỗ trợ tiêu hóa của thì là đã được ứng dụng từ các đây 3000 năm. Thảo mộc này làm thư giãn cơ trơn thành ruột. Một nghiên cứu đã phát hiện rằng thì là có chất chống tạo bọt, điều này có nghĩa rằng nó giúp phòng chống hình thành bọt khí trong ruột. Dầu hạt thì là cũng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn tấn công đường ruột, từ đó có thể cho thấy tác dụng phòng chống tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Cúc dại Echinacea

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arkansas đã phân tích trên mẫu phân của 12 tình nguyện viên để tìm vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khác. Sau đó các tình nguyện viên sẽ sử dụng cúc dại echinacea (1000 milligram/ngày trong vòng 10 ngày). Phân tích phân sau đó cho thấy vi khuẩn giảm đáng kể, đủ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Sâm

Sâm được coi là thuốc bổ rất cộng hiệu trong y học Trung Hoa, giúp tăng cường sức mạnh cho toàn bộ cơ thể. Phương Tây đã gọi sâm là một “adaptogen”, một loại thảo mộc giúp cơ thể chống lại các tác nhân xấu đến thể chất và tinh thần, chống bệnh tật và giúp người uống khỏe mạnh.  

Thảo bản bông vàng (Mullein)

Chất làm se tannin có trong thảo bản bông vàng giúp loại cây này có khả năng chữa tiêu chảy.

Bạc hà

Menthol và carvone trong bạc hà làm dịu cơ trơn ở thành ruột, phòng chống co thắt cơ (chống co thắt). Bạc hà có khả năng chữa khó tiêu và đau bụng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top