KHẢO SÁT TỈ LỆ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Vấn đề về đề kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp để giảm đề kháng kháng sinh là chiến lược sử dụng KS thích hợp và hiệu quả, bao gồm sử dụng KS dựa vào kinh nhiệm và kháng sinh đồ. Việc lựa chọn đúng và dùng đúng thời điểm KS còn có tác dụng (KS còn nhạy) quyết định tới thành công của điều trị. Tuy nhiên, mô hình vi khuẩn kháng kháng sinh (VKKKS) thay đổi theo chính sách sử dụng kháng sinh (KS) của từng bệnh viện, từng khoa, thói quen sử dụng KS của các bác sỹ. Do vậy, các bệnh viện khác nhau sẽ có mô hình VKKKS khác nhau.

Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày càng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Tổ chức Y tế Thới giới (TCYTTG) nhận định, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau. Ngày sức khỏe thế giới năm 2011, TCYTTG đã lấy khẫu hiệu phòng chống kháng thuốc là “Không hành động ngày hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” và kêu gọi các quốc gia phải có kế hoạch kịp thời để đối phó với tình trạng kháng thuốc.

Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng và báo động. Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh góp phần giúp đưa ra các gợi cho các bác sỹ lâm sàng  trong bệnh viện dễ dàng lựa chọn được thuốc KS còn có tác dụng cho các bệnh nhân.

KẾT LUẬN

Vi khuẩn thường gặp nhất tại bệnh viện là Escherichia coli chiếm tỉ lệ 18,96%. Tỉ lệ kháng sinh ngày càng nhiều, vì vậy cần có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lí để hạn chế tình trạng vi khuẩn  kháng thuốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cao Minh Nga  và cộng sự (2008), “Sự kháng thuốc của vi khuẩn  gây bệnh  thường gặp tại bệnh viện Thống  Nhất trong năm 2006”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 12(1), tr 1-8
  2. Chu Thị Hải Yến  và cộng sự (2014), “Khảo sát tỉ lệ đề kháng  kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13(5), tr 75-82
  3. Dương Hồng  Phúc  và Hoàng  Tiến Mỹ (2010), “Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập tại bệnh viện  Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14(1), tr 480-486
  4. Hoàng Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Bảo, Võ Thị Chi Mai  (2010), “Khảo sát trực khuẩn Gram âm sinh men Beta lactamase phổ rộng phân lập tại bệnh viện  Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14(2), tr 202-205
  5. Ngô Thế Hoàng, Quế Lan Hương, Nguyễn Bá Lương, (2012), "Tính kháng thuốc của Klebsiella pneumoniae trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Thống Nhất", Hội nghị Khoa học Kĩ thuật Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, 16 (1)
  6. Ngô Thị Hồng Phương và cộng sự (2013), “Tình hình kháng kháng sinh của Acinetobacter Baumanni phát hiện được tại viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh”,  Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, 47, tr 112-118
  7. Phạm Thị Hoài An, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức Ninh, Phan Ngọc Thảo, et al, (2014), "Khảo sát sự kháng kháng sinh của klebsiella pneumoniae  trên bệnh phẩm phân lập được tại Viện Pasteur, TP Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM, 61 pp
  8. Phan Thị Thu Hồng  và Nguyễn Trần Mỹ Phương  (2012), “Khảo sát vi khuẩn tiết men Betalactamase phổ rộng tại bệnh viện Bình Dân”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 16(1), tr 285-301
  9. Phan Thị Phượng Trang, Nguyễn Thị Kim Khanh, Trương Thị Tinh Tươm, Huỳnh Thị Kim Phương, et al, (2017), "Sự đề kháng kháng sinh của Staphylococci và Pseudomonas aeruginosa ở bệnh nhân Pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh năm 2015", Tạp chí Khoa học, Đại học Sư Phạm TPHCM, 14 (12)
  10. Phạm Hùng Vân, (2009), "Vi khuẩn Gram âm đề kháng kháng sinh thực trạng tại Việt Nam và các điểm mới về chuẩn mực biện luận đề kháng", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13 (2), pp. 138-148.

 

return to top