KHẢO SÁT TÌNH HÌNH LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Thanh Thiên*, Võ Châu Duyên, Bùi Mạnh Quỳnh,

Nguyễn Hải Viên Hạnh*

*Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

TÓM TẮT

Mục tiêu: Tình trạng loãng xương ở các bệnh nhân gãy xương từ 50 tuổi trở lên chưa được đánh giá và xử trí đúng mực. Mục tiêu đề tài nhằm xác định tỉ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ loãng xương ở BN gãy xương từ 50 tuổi trở lên tại khoa Chấn thương Chỉnh hình (CTCH) Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (BVNTP).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang - mô tả. 208 BN gãy xương từ 50 tuổi trở lên tại khoa CTCH BVNTP được đo mật độ xương (MĐX) tại cổ xương đùi và cột sống bằng phương pháp hấp thu tia X năng lượng kép (DXA) và khảo sát các yếu tố nguy cơ loãng xương. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương là T-score < -2,5 ở một trong hai hoặc cả 2 vị trí.

Kết quả: Tỷ lệ loãng xương của mẫu nghiên cứu là 71,63%, bệnh nhân nam là 52,63 %, bệnh nhân nữ là 78,81%. Tỷ lệ loãng xương ở cột sống thắt lưng là 61,06 %, bệnh nhân nam là 45,61%, bệnh nhân nữ là 66,89 %. Tỷ lệ loãng xương ở cổ xương đùi là 62,02 %, bệnh nhân nam là 36,84 %, bệnh nhân nữ là 71,52 %. Mật độ xương thấp hơn ở nữ giới, tuổi cao từ 60 tuổi trở lên, người không tập thể lực, người có tiền sử gãy xương trước đây. Mật độ xương tại cổ xương đùi thấp hơn ở phụ nữ sinh từ 3 con trở lên, có tiền sử cha mẹ bị gãy cổ xương đùi. Tuy nhiên không có sự liên quan với mật độ xương tại CSTL. Mật độ xương tại cổ xương đùi cao hơn ở bệnh nhân Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều. Tuy nhiên do mẫu nghiên cứu nữ giới chiếm ưu thế, nên cần xem xét lại. Có sự tương quan thuận giữa mật độ xương và BMI.

Kết luận: Tỷ lệ loãng xương chung của mẫu là cao > 70%, trong đó nữ giới chiếm ưu thế. Cần chú trọng đến vấn đề loãng xương đối với những bệnh nhân có gãy xương từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt là bệnh nhân nữ, có yếu tố nguy cơ loãng xương.

Từ khóa: loãng xương, gãy xương

KẾT LUẬN

Tỷ lệ loãng xương chung của mẫu là cao > 70%, trong đó nữ giới chiếm ưu thế.

Mật độ xương thấp hơn ở nữ giới, tuổi cao từ 60 tuổi trở lên, người không tập thể lực, người có tiền sử gãy xương trước đây.

Mật độ xương tại cổ xương đùi thấp hơn ở phụ nữ sinh từ 3 con trở lên, có tiền sử cha mẹ bị gãy cổ xương đùi. Tuy nhiên không có sự liên quan với mật độ xương tại CSTL.

Mật độ xương tại cổ xương đùi cao hơn ở bệnh nhân Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều. Tuy nhiên do mẫu nghiên cứu nữ giới chiếm ưu thế, nên cần xem xét lại.

Có sự tương quan thuận giữa mật độ xương và BMI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. PGS. Lê Anh Thư, Loãng xương gãy xương hậu quả và các giải pháp can thiệp đã được chứng minh (2020)
  2. Tei, R., Ramlau-Hansen, C. H., Plana-Ripoll, O., Brink, O., & Langdahl, B. L. (2019). OFELIA: Prevalence of Osteoporosis in Fragility Fracture Patients. Calcified tissue international, 104(1), 102–114.
  3. Chapurlat R.D., Garnero P., Sornay-Rendu E., et al. (2000) “Longitudinal study of bone loss in pre- and perimenopausal women: evidence for bone loss in perimenopausal women” Osteoporos Int;11(6), pp. 493-8.
  4. J Christopher Gallagher, Sri Harsha Tella (2014), “Prevention and treatment of postmenopausal osteoporosis”, J Steroid Biochem Mol Biol.,142, pp. 155–170.
  5. Đặng Nguyễn Trung An (2015), "Nghiên cứu tình hình loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người nữ trên 45 tuổi tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2014", Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế- ĐH Huế.
  6. Lê Thị Huệ, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Thị Kim Yến (2014), “Khảo sát tình trạng loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa Nội Cơ xương khớp”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18 (3), tr. 256 – 262.
  7. Nguyễn Văn Thạch, Đỗ Mạnh Hùng, Đinh Ngọc Sơn, và cs (2016), "Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, các phương pháp điều trị và biến chứng của Loãng xương", Tạp chí Hội Loãng xương TP. Hồ Chí Minh và Hội Loãng xương Hà Nội - Hội nghị khoa học thường niên và Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Hội, tr. 69 - 77.
  8.  Hồ Thị Đoan Trinh, Trần Bình Thanh (2018), "Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa ĐTĐ - VLTL - YHCT Bệnh Viện Trưng Vương", Tạp chí Hội Loãng xương TP. Hồ Chí Minh - Hội nghị khoa học thường niên năm 2018
  9. The North American Menopause Society (2010), “Management of osteoporosis in postmenopausal women: 2010 position statement of The North American Menopause Society”, Menopause, 17(1), pp. 25-54.
  10. Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs (2015), “Khảo sát yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ Việt Nam từ 50 tuổi trở lên và nam giới từ 60 tuổi trở lên”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 97 (5), tr. 91 – 98.
  11. Đặng Thị Hải Yến, Đặng Văn Chính (2014), “Xác định tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ ≥ 50 tuổi tại Thành phố Vũng tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, Phụ bản của số 6, tr. 134 - 140.
  12. Feskanich D., Willett W., Colditz G. (2002), “Walking and leisure-time activity and risk of hip fracture in postmenopausal women”, JAMA, 288(18), pp. 2300-2306.
return to top