KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2019

 

Lê Ngọc Chiêu Ngân1, Nguyễn Lan Phượng1 ,

Nguyễn Thị Thu Hồng1, Phan Thị Xuân Hoa1

1BV Nguyễn Tri Phương

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh (NB) được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện. Nhìn chung, các nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện 48 giờ (2 ngày) thường được coi là NKBV.

NKBV là vấn đề thách thức với ngành y trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tại bất kỳ thời điểm nào trên thế giới cũng có khoảng 1,4 triệu người mắc nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc, điều trị.

 Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở NB nhập viện từ 5%-10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Những bệnh viện tiếp nhận càng nhiều NB nặng, thực hiện càng nhiều thủ thuật xâm lấn (TTXL) thì nguy cơ mắc NKBV càng cao. Tỷ lệ NKBV có thể lên tới 20%-30% ở những khu vực có nguy cơ cao như Hồi sức tích cực, sơ sinh, ngoại khoa… Các loại NKBV thường gặp là viêm phổi bệnh viện (bao gồm viêm phổi thở máy), nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM), nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN). NKBV thường biểu hiện chủ yếu dưới dạng dịch lưu hành (endemic rate), là tỷ lệ thường xuyên xuất hiện NKBV trong một quần thể xác định. Có khoảng 5%-10% NKBV biểu hiện ở dạng dịch hoặc bùng phát dịch (epidemic).

NKBV gây nên những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, cơ sở điều trị và cộng đồng xã hội. NKBV làm tăng thời gian nằm điều trị tại bệnh viện của người bệnh và tỷ lệ tử vong. Về mặt kinh tế, chúng cũng làm tăng chi phí điều trị với nhiều tốn kém. Ngoài ra, tình trạng nhiễm khuẩn còn làm tăng khả năng kháng thuốc, gây khó khăn về chuyên môn kỹ thuật cho công tác điều trị. Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng chi phí điều trị, tăng số ngày nằm viện của bệnh nhân, tăng nguy cơ bị biến chứng trầm trọng và tỷ lệ tử vong; đồng thời còn làm giảm chất lượng điều trị và uy tín của cơ sở điều trị.

Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hinh nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019”, với mong muốn có thể khảo sát được tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan, từ đó có thể đưa ra những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với tình hình bệnh viện, nhằm làm giảm tỷ lệ NKBV, từ đó giảm chi phí điều trị, thời gian nằm viện, cũng như tăng chất lượng điều trị tại BV.

KẾT LUẬN

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) gây nên những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, cơ sở điều trị và cộng đồng xã hội. NKBV làm tăng thời gian nằm điều trị tại bệnh viện của người bệnh và tỷ lệ tử vong. Việc xác định được mô hình nhiễm khuẩn tại bệnh viện giúp gợi ý đưa ra những biện pháp pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với tình hình bệnh viện, nhằm làm giảm tỷ lệ NKBV, từ đó giảm chi phí điều trị, thời gian nằm viện, cũng như tăng chất lượng điều trị tại BV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
  2. Lê Tiến Dũng(2017), “Viêm phổi bệnh viện: đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng vi in vitro tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh”, Thời sự y học 10/2017, tr 69-74.
  3. Lê Bảo Huy, Lê Đức Thắng (2012) “Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và tình hình khángkháng sinh ở bệnh nhân lớn tuổi viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức cấp cứu”,  Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16,  Phụ bản của Số 1.
  4. Phạm Ngọc Kiếu và cộng sự (2015), “Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang, tr 1-8
  5. Hoàng Tiến Mỹ (2012), “Khảo sát các tác nhân vi khuẩn trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp tại bệnh viện chợ rẫy”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, số 1, tr 234-240
  6. Trần Văn Ngọc, Phạm Thị Ngọc Thảo, Trần Thị Thanh Nga (2017), “ Khảo sát đặc điểm kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii  gây viêm phổi bệnh viện, Thời sự y học 3/2017, chuyên đề hô hấp, tr 64-68
  7. Nguyễn Lan Phượng Nguyễn Thị Thu Hồng, Cao Văn Hội, Phạm Thái Bình, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Phùng Thị Hồng Đào(2019) đặc điểm vi khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại khoa nội hô hấp bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2017 – 2018. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 23, số 6,tr 91-100
  8. Đoàn Xuân Quảng, Trần Thị Thanh Tâm, Trần Hải Âu (2014), “khảo sát cắt ngang tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện Tại bệnh viện thống nhất năm 2013”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 3, tr 98-101
  9. Nguyễn Kỳ Sơn, Ngô Thanh Bình  (2013). “Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở bệnh nhân Viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng”. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh ,tập 17, phụ bản số 2, tr 105-113

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

 

return to top