Ngày nay rất nhiều người trẻ bị thiếu máu lên não. Các dấu hiệu ban đầu thường mờ nhạt và có thể biến mất trong vòng 24 giờ, nên nhiều người bệnh đã chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên theo các chuyên gia: thiếu máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Cùng tìm hiểu thiếu máu não nguyên nhân do đâu và cách xử trí đúng, ngay trong bài viết dưới đây.
Có lẽ bạn chưa biết: thiếu máu não ở người cao tuổi chủ yếu do nguyên nhân bệnh lý thì với người trẻ tuổi thiếu máu não nguyên nhân chủ yếu lại do yếu tố căng thẳng thần kinh và thói quen sinh hoạt không khoa học.
Người cao tuổi hay bị mắc các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thành động mạch co cứng, cholesterol cao, đây là nguyên nhân khiếp thành mạch dẫn máu lên não bị hẹp lại và không đàn hồi, khiến lưu lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm lâu ngày dẫn tới thiếu máu lên não.
Ngoài ra, người cao tuổi có chế độ dinh dưỡng không phù hợp (thừa chất hoặc thiếu chất), ăn ít chất xơ, lười luyện tập sẽ là nguyên nhân thúc đầy quá trình xơ vữa động mạch hình thành và diễn ra nhanh hơn, dẫn tới thiếu máu lên não.
Còn ở giới trẻ, yếu tố căng thẳng thần kinh và thói quen sinh hoạt không khoa học dường như chiếm phần lớn nguyên nhân gây thiếu máu lên não.
Cuộc sống hiện đại có rất nhiều vấn đề từ cuộc sống khiến giới trẻ dễ bị stress, căng thẳng, chính điều này gây co thắt mạch máu não bất thường, chúng có thể hình thành cơn động kinh cục bộ. Đặc biệt ở những người bị dị dạng mạch, dị dạng động mạch cảnh trong, tắc mạch bẩm sinh thì nguy cơ thiếu máu não diễn ra rất dễ dàng.
Thói quen ăn uống không điều độ, sinh hoạt không lành mạnh ở giới trẻ hiện nay là nguyên nhân đẩy nhiều người trẻ tuổi vào tình trạng dư cân béo phì, làm xơ cứng mạch máu não khiến máu khó lưu thông lên não.
Ngoài ra, việc lười vận động ở giới trẻ đặc biệt là nhân viên văn phòng có thể gây thoái hóa đốt sống cổ – đây cũng là nguyên nhân khiến dòng máu lên não bị suy giảm, dẫn tới máu lên não. Bên cạnh đó, huyết áp thấp cũng khiến áp lực đẩy máu lên não bị suy giảm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đột quỵ (tai biến mạch máu não) nhưng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ gồm:
– Tăng huyết áp: khi huyết áp tăng cao làm thoái hóa tắc mạch hoặc nứt võ mạch máu não.
– Bệnh lý xơ vữa động mạch: khi động mạch bị xơ vữa gây hẹp và tắc mạch máu não.
– Rung nhĩ: tạo cục máu đông (huyết khối) trôi theo mạch máu làm tắc mạch máu não. Thường xuất hiện khi người bệnh mắc các vấn đề hay bệnh lý về tim mạch.
Và 3 nguyên nhân này đều dẫn đến thiếu máu não.
Theo thống kê của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, có khoảng 40% người bị thiếu máu não thoáng qua sẽ đột quỵ trong tương lai. Thiếu máu não nguyên nhân gây đột quỵ, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề như: liệt, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, hôn mê sâu, ….
Nếu không được cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng kịp thời, tế bào não sẽ bị tổn thương vĩnh viễn không hồi phục. Do đó, ngay khi có biểu hiện thiếu máu não người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà hãy đi thăm khám với bác sĩ ngay để được kiểm tra, xử trí cũng như có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.
Thiếu máu não là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị được nếu người bệnh tuân thủ một số điều sau:
– Xây dựng lối sống lành mạnh: ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường vận động và tập thể dục thể thao.
– Không hút thuốc lá
– Hạn chế tối đa bia/rượu
– Giảm ăn mặn
– Không nên ăn các đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ
– Tăng cường ăn rau xanh và trái cây
– Tránh căng thẳng, stress, làm việc quá sức
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý nguy cơ như huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch…. để có biện pháp điều trị kịp thời.
– Sử dụng thuốc khi đã tham khảo và đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, kể cả các thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung máu lên não.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn thiếu máu não nguyên nhân do đâu và cách xử trí đúng là như thế nào? Hãy đón đọc các bài viết hữu ích tiếp theo của chúng tôi trong chuyên mục Sống khỏe – Bệnh lý thần kinh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh