KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT QUA 42 TRƯỜNG HỢP UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN KHÔNG CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Tác giả: Võ Phước Khương*, Nguyễn Ngọc Đông*,Lê Công Đức* 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nội tiết cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả dọc tiến cứu hàng loạt ca, 42 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt không có chỉ định phẫu thuật được điều trị nội tiết tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 7/2016 đến 12/2021.

Kết quả: 42 bệnh nhân có tuổi trung bình của bệnh nhân là 76,45 ± 10,1. 83,3% bệnh nhân có triệu chứng tiết niệu, 31% bệnh nhân có triệu chứng đau nhức xương và các triệu chứng giảm sau 18 tháng điều trị. 28,6% bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ ác tính. PSA tăng ở 78,6% bệnh nhân. 54,8% bệnh nhân có Điểm Gleason ≥ 8. Di căn xương chiếm 31% trường hợp, hạch chậu được ghi nhận ở 40,5% trường hợp. Đa số bệnh nhân đạt PSA nadir sau 12 tháng điều trị (50%). Tỷ lệ sống còn sau 18 tháng là 85,7%. Không có sự liên quan giữa thời gian đạt PSA nadir, điểm Gleason và tỷ lệ sống tại 18 tháng.

Kết luận: Điều trị nội tiết là lựa chọn đầu tiên cho các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không có chỉ định phẫu thuật.

Từ khóa: Ung thư tuyến tiền liệt, điều trị nội tiết.

KẾT LUẬN

Với tỷ lệ sống còn 85,7% ở thời điểm 18 tháng, 50% PSA nadir và các triệu chứng lâm sàng giảm thiểu đạt được tại thời điểm 12 tháng, liệu pháp ức chế androgen là lựa chọn ưu tiên cho các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không có chỉ định phẫu thuật. Trong tương lai, với cỡ mẫu nghiên cứu lớn hơn chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không có chỉ định phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alonso Quiñones HJ, Stish BJ, Hagen C, Petersen RC, Mielke MM. (2020), “Prostate Cancer, Use of Androgen Deprivation Therapy, and Cognitive Impairment: A Population-based Study”, Alzheimer Dis Asssoc Disord, 34(2):118-121.
  2. Bono JS, Logothetis CJ, Molina A et al (2011), “Abiraterone and Increased Survival in Metastatic Prostate Cancer”, N Engl J Med; 364:1995-2005.
  3. Busch YH, Hadaschik B, Hess J (2021), “MoCRPC overview of management options”, World Journal of Urology; 39: 349-356.
  4. Choueiri T., et al (2009), “Time to Prostate-Specific Antigen Nadir Independently Predicts Overall Survival in Patients Who Have Metastatic Hormone-Sensitive Prostate Cancer Treated With Androgen-Deprivation Therapy”, Cancer, 115, 981-7.
  5. Davey P, Kirby MJ (2021), “Cardiovascular risk profiles of GnRH agonists and antagonists: real- world analysis from UK general practice”, Would Journal of Urology; 39: 307-315.
  6. James N.D., et al (2016), “Addition of docetaxel, zoledronic acid, or both to first-line long-term hormone therapy in prostate cancer (STAMPEDE): survival results from an adaptive, multiarm, multistage, platform randomised controlled trial”, The Lancet, 387(10024), 1163-1177
  7. Mottel N, Van den Bergh RCN, Briers E et al (2021), “EAU-EANM-ESTRO-ESUR-SIOG Guidelines on Prostate Cancer-2020 update. Part 1: Screening, Diagnosis, and Local Treatment with Curative Intent”, Eur Uro;79(2): 243-262.
  8. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, Laversanne M, Soerjomataram I, Jemal A, Bray F. (2021), “Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries”, CA Cancer J Clin, 71(3):209-249.
  9. W. Chodak G., Keller P., and H. W. Schoenberg (1989), “Assessment of screening for prostate cancer by digital rectal examination”, The Journal of urology, 141, 1136-8.
return to top