Cần làm gì khi có người bị động kinh?

Nội dung

Bạn không thể làm được gì nhiều để dừng một cơn động kinh, nhưng có những bước đơn giản bạn có thể thực hiện để bảo vệ ai đó khỏi bị tổn thương trong cơn động kinh trong thời gian đợi cấp cứu đến.

Các loại động kinh và mức độ nguy hiểm

Có hai loại chính:

Động kinh cục bộ bắt đầu từ một phần trong não. Tay người bệnh sẽ bắt đầu động đậy và mặt bắt đầu co giật. Và mặc dù người bệnh vẫn tỉnh táo và nhận thức được, nhưng không thể kiểm soát được cơ thể của mình. Khi bị co giật, người bệnh có thể trông giống như đang nhìn vào hư vô và họ có thể sẽ không nhớ gì khi cơn động kinh đã qua.

Cơn động kinh toàn thể liên quan đến nhiều khu vực của não cùng một lúc. Những người bị co giật cũng hiếm khi nhận thức được những gì đang xảy ra. Loại động kinh thường được biết đến rơi vào loại động kinh này, còn gọi là động kinh co cứng-co giật (tonic-clonic seizure). Cơn co giật này rất kinh khủng và cần phải gọi cấp cứu.

Cơn động kinh này thường xảy ra theo một chuỗi như sau:

  • Mất ý thức, gọi hỏi không trả lời, không phản ứng khi có người lay gọi, và đột nhiên ngã xuống.
  • Các cơ co cứng lại. Đây chính là pha co cứng (tonic) và có thể kéo dài một vài giây.
  • Tiếp theo là một chuỗi các cơn giật trải khắp toàn bộ cơ thể. Đây là pha co giật (clonic) và có thể kéo dài từ một vài giây đến vài phút.
  • Cuối cùng, cơn co giật dừng lại và người bệnh tỉnh lại. Trong một khoảng thời gian ngắn sau khi tỉnh dậy, người bệnh có thể bối rối hoặc mất phương hướng.

Bất kỳ cơn động kinh toàn thể nào cũng có thể nguy hiểm vì người đó không biết về môi trường xung quanh và không thể tự bảo vệ mình khỏi bị tổn thương. Những cơn co giật có thể làm người bệnh bị va đập và tăng nguy cơ chấn thương.

 

Sơ cứu

Sơ cứu động kinh cần phải rất cẩn trọng và sơ cứu là cần thiết nếu một người bị động kinh co cứng-co giật.

  • Yêu cầu những người xung quanh tránh xa người bệnh.
  • Loại bỏ các vật cứng hoặc sắc nhọn ra khỏi người bệnh nhân.
  • Đừng cố giữ người bệnh hoặc chế ngự cơn co giật.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng để giữ cho đường thở thông thoáng.
  • Tính thời gian cơn động kinh
  • Không đưa bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh. Trái với lầm tưởng phổ biến, người động kinh không thể tự nuốt lưỡi, nhưng nếu bạn đưa một vật nào đó vào miệng họ thì có thể làm tổn thương răng của họ hoặc họ sẽ cắn.

Những cơn động kinh nhẹ (chỉ giật nhẹ ở tay và chân) không phải là những trường hợp khẩn cấp. Nhưng bạn cũng nên đưa họ tránh xa khỏi những mối nguy hiểm xung quanh. Người bệnh có thể giống như đang trong trạng thái mộng du, vì vậy lên xuống cầu thang có thể rất nguy hiểm. Tất cả những cơn động kinh đều cần được báo cho bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top